Trình thuật theo Tin Mừng
Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết. (Gioan 11: 25)
Vang khúc khải hoàn ca mừng chiến thắng,
Con Chúa Trời đã hiển hách thành công,
Vị Cứu Tinh bằng chiến thắng oai hùng,
Cây thập tự chính Ngài đã tự hiến!
Lạy Chúa! Đời Chúa con hằng suy niệm:
Ba mươi ba năm sống nơi thế trần,
Ba mươi năm trong nghèo khó âm thầm,
Ba năm dạy Tin Yêu cho nhân thế.
Tình thương Ngài bao la không bờ bến,
Chết cực hình để cứu chuộc thế nhân,
Trở thành con Chúa, tội được thứ tha,
Cùng Chúa Phục Sinh, chiến thắng thần chết!
Ý nghĩa Lễ Phục Sinh:
Thánh Phao-lô đã xác quyết rằng:
"Nếu Chúa Giê-su đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra uổng công và đức tin anh em cũng ra vô ích"
Lễ Phục Sinh là một trong những lễ hội quan trọng của Tín đồ Ki-tô-giáo, được tổ chức hằng năm mừng việc Chúa Giêsu chịu chết và sau 3 ngày Chúa Sống lại.
Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa Mùa Xuân tái sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa Xuân của niềm tin, hy vọng và ân sủng. Mọi người mừng lễ với những bữa tiệc thịnh soạn dưới ánh đèn nến ấm cúng lung linh muôn màu, với thịt dăm-bông, bánh, trái cây,cùng trang hoàng những trái trứng đủ màu, những chú thỏ xinh đẹp dễ thương theo truyền thống, biểu tượng sức sống dồi dào sung mãn.
Nhưng Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa tinh thần quan trọng hơn. Đó là sự phục hồi danh dự và uy quyền của Chúa Giêsu đối với Sự chết và Sự sống trước mặt thế gian, đồng thời phục hồi niềm tin đã mất của các môn đồ sau khi Chúa chết, để từ đó các ngài đã mạnh dạn trên đường rao truyền Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội.
Phục sinh của Chúa chuyển hóa tâm hồn chúng ta từ tối tăm sự chết sang ánh sáng Phục Sinh vinh hiển. Ban cho chúng ta niềm tin vững mạnh, ký thác vào lòng từ bi của Chúa và tràn đầy hy vọng sẽ được phục sinh cùng với Chúa như Người đã hứa.
Muôn sứ sống bừng lên trong vạn vật,
Ánh bình minh lan tỏa khắp không gian,
Trải qua rồi đêm tăm tối kinh hoàng,
Chúa tiên báo ba ngày sau Sống lại.
Sau khi Sống Lại, Chúa còn lưu lại trần thế 40 ngày để an ủi, nâng đỡ, giáo huấn các tông đồ, môn đệ lần cuối cùng trước khi về trời. Bốn Thánh Sử đã ghi lại những lần Chúa hiện ra:
Thiên Thần báo tin Chúa đã Sống lại cho các phụ nữ.
Nhưng Thần lên tiếng bảo các phụ nữ: Các ngươi đừng sợ! Vì ta biết các ngươi tìm Giê-su đã bị đóng đinh thập giá. Ngài không còn ở đây, vì Ngài đã Sống lại như Ngài đã nói. Hãy đến mà xem chỗ đã đặt Ngài và hãy mau mau đi nói với các môn đồ của Ngài rằng: Ngài đã Sống lại từ cõi chết và Ngài đã đi trước các người tới Galilêa. Ở đó các ngươi sẽ thấy Ngài- Đó ta đã nói cho các ngươi.
Vội vàng bước ra khỏi mồ, vừa sợ vừa rất đỗi vui mừng, họ chạy đi báo tin cho các môn đồ của Ngài.
Hỡi các ngươi đừng sững sờ lo sợ,
Hãy vui lên Chúa đã Sống lại rồi,
Báo Tin Mừng cho nhân thế khắp nơi,
Chúa Sống lại vinh quang từ cõi chết.
Chúa gặp hai môn đệ trên đường Emau:
"Và này, cũng ngày hôm ấy có hai người trong nhóm họ đang đi tới một làng kia, cách Giêrusalem sáu mươi dặm, tên là Emau và họ chuyện vãn với nhau những điều mới xảy ra đó. Nhưng các thượng tế và hàng đầu mục của chúng tôi đã nộp Ngài và cho án tử hình, bị đóng đinh trên thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi hy vọng chính Ngài là Đấng sẽ giải thoát Israel.
Nhưng với ngần ấy cơ sự, nay đã là ngày thứ ba rồi, kể từ khi các việc ấy diễn ra. Đã hẳn có vài phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi hoảng hồn. Tảng sáng họ đến mồ và không gặp thấy xác Ngài, họ về phân phô là họ đã thấy Thiên Thần hiện ra nói rằng Ngài đã Sống Lại. Có vài người trong chúng tôi đã đi tới mồ và đã gặp Thày y như các phụ nữ đã nói, còn Ngài thì họ không được thấy.
Bấy giờ Ngài mới nói cùng họ: Hỡi những kẻ ngu muội và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói. Thế thì Đức Kitô không phải chịu khổ nạn như thế đã, rồi mới vào vinh quang của Ngài sao? Khởi từ Môsê và lướt qua hết thảy các tiến tri, Ngài dẫn giải cho họ những điều đã viết về Ngài trong toàn bộ Kinh thánh.
Họ đã tới gần làng họ phải đến, nhưng Ngài làm như thể còn phải đi xa, họ cố nài ép Ngài rằng: Hãy lưu lại với chún vắng tôi vì trời đã về chiều và ngày đã xế. Nên Ngài vào nhà lưu lại với họ. Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ và mắt họ mở ra nhận biết Ngài...nhưng Ngài bỏ họ mà biến rồi. Họ nói với nhau: Lòng chúng ta lại đã không cháy bừng bừng, lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với chúng ta và giải nghĩa Kinh thánh đó. (Lc.24: 13-32)
Hai môn đệ chưa nguôi sầu ly biệt,
Trên đường chiều xuống làng E- mau
Cùng khách lạ đang chia sẻ mối sầu,
Khi bẻ bánh nhận ra Thầy thương mến.
Chúa hiện ra với các tông đồ không có Tôma.
"Vào lúc xế chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín, vì sợ người Do Thái. Đức Giêsu đã đến đứng giữa họ và Ngài nói: Bình an cho các con! Nói thế, rồi Ngài cho họ thấy tay và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ vì được thấy Chúa. Một lần nữa Ngài nói với họ: Bình an cho các con! Cũng như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con.
Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ:Hãy chịu lấy Thánh Thần! Các ngươi tha tôi cho ai thì tội họ sẽ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai thì tội họ bị cầm giữ.
Tôma nghĩa là 'sinh đôi' là một người trong nhóm 12, không ở với họ khi Đức Giêsu đến. Các môn đồ khác nói với ông: Chúng tôi đã thấy Chúa! Ông nói với họ: Nếu tôi không thấy các dấu đinh tay Ngài và tra tay tôi vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin.
Chúa hiện ra có mặt Tôma.
Tám ngày sau các môn đồ lại ở trong nhà, có Tôma ở với họ. Chúa Giêsu đến đang lúc các cửa đều đóng kín, Ngài đứng giữa họ và nói: Bình an cho các con! Đoạn Ngài nói với Tôma: Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta, hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín. Tôma đáp lại và nói với Ngài: Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi! Đức Giêsu nói với ông: Bởi thấy Ta ngươi đã tin, phúc cho những ai không thấy mà tin!
Đức Giêsu đã làm trước mặt các môn đồ Ngài nhiều dấu lạ khác nữa, không viết lại trong sách này. Các điều đã viết đây để anh em tin rằng: Đức Giêsu chính là Đức Kitô Con Thiên Chúa và bởi tin anh em có sự sống nhờ Danh Ngài" (Yn.20: 19- 30)
Hỡi Tôma sao con yếu tin thế ?
Hãy lại đây mà chạm vết thương Thầy,
Con đã thấy rồi mới tỏ tin ngay,
Không thấy mà tin mói laf diễm phúc.
Chúa làm phép lạ thuyền đầy cá cho các tông đồ:
"Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ ra lần nữa cho các môn đồ ở ven biển Tibêria, Ngài đã tỏ mình ra như thế này: Tề tựu với nhau có Simôn Phêrô và Tôma, Nathanael người Cana xứ Galilêa, các con ông Zêbêđê và hai môn đệ khác nữa. Simôn Phêrô nói với họ: Tôi đi đánh cá đây! Họ nói với ông: Chúng tôi cùng đi với ông! Họ ra đi và lên một chiếc thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả. Sáng đến, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng môn đồ không biết là chính Đức Giêsu. Ngài nói với họ: Này các con! Có đồ ăn không? Họ đáp lại Ngài: Không! Ngài mới bảo họ:Hãy thả lưới mạn hữu thuyền, các ngươi sẽ gặp! Họ đã thả lưới và không còn sức kéo lên nữa, vì cá nhiều quá. Người môn đệ Đức Giêsu yêu mến, nói với Phêrô: Chúa đó! Phêrô vừa nghe tiếng Chúa đó, liền quấn lấy áo ngoài vì ông ở trần, gieo mình xuống biển. Còn các môn đồ khác chèo thuyền vào, vì hcaọ cũng không xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm xích thôi và kéo theo lưới đầy cá.
Khi lên đất, họ đã thấy có than đỏ, bánh và cá ở trên. Đức Giêsu nói với họ: Đem lại đây ít cá các ngươi đã bắt hồi nãy. Phêrô lên thuyền và kéo lưới vào đất, đầy những cá lớn, một trăm năm mươi ba con và tuy nhiều ngần ấy cá, lưới cũng không bị rách. Đức Giêsu bảo họ: Lại đây mà lót lòng đi! Trong các môn đệ không ai còn dám hỏi Ngài: Ông là ai, bởi họ đã biết là chính Chúa. Đức Giêsu đến cầm lấy bánh mà ban cho họ và cá cũng thế. Đó là lần thứ ba,
Chúa hiện ra với các môn đệ sau khi Sống lại từ cõi chết" (Yn.21: 1- 14)
Thả lưới suốt đêm thuyền vừ cập bến,
Tâm trí u sầu lòng dạ nôn nao,
Phía chân trời lấp lánh muôn vì sao,
Chúa truyên thả lưới thuyền đầy tôm cá.
Chúa hiện ra với 11 tông đồ sai đi rao giảng Tin Mừng
"...Sau cùng Ngài tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi họ dùng bữa, và Ngài quở trách sự cứng tin, lòng chai đá của họ, bởi họ không tin những kẻ được thấy Ngài đã Sống Lại.
Ngài nói với họ: Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thánh tẩy thì sẽ cứu, còn ai không tin thì sẽ bị luận tội. Ngf dạhững dấu lạ này sẽ tháp tùng kẻ tin: nhân danh Ta chúng sẽ trừ quỉ, nói các thứ tiếng, chúng sẽ cầm rắn trong tay và dẫu có uống nhầm thuốc độc, cũng chẳng hại được chúng, chúng sẽ đặt tay cho kể liệt lào và họ sẽ được an lành mạnh khỏe.
Vậy sau khi đã nói với họ rồi, Chúa Giêsu lại được nhắc về trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn họ thì ra đi rao giảng khắp nơi, Chúa cùng họ hoạt động và bảo đảm Lời bằng những phép lạ kèm theo." (Mc.16: 14- 20)
Ôi Chúa Sống lại chính là dấu chỉ,
Thắng sự chết để sự sống vươn lên,
Nay tội lỗiđagieo rắc cuồng điên,
Xin Chúa ban bình an cho dương thế.
Chúa Sống lại được nói đến qua Thánh Thư và Công vụ Tông đồ:
Ngoài 4 Thánh Sử đã ghi chép việc Chúa Sống Lại, ta còn thấy trong Công Vụ Tông Đồ và các thư của thánh Phêrô, Phaolô và Gioan gửi các Giáo đoàn cũng nhắc đến sự kiện Chúa Phục Sinh từ cõi chết. Trong lời minh chứng hùng hồn trước Công nghị, thánh Phêrô xác quyết:
"...Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng: chính là nhân danh Giêsu Đức Kitô người Nazarét, Người các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho Sống Lại từ cõi chết, chính nhân ấy mà người này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe.."(Cv.4:10)
Trong thư thứ nhất Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Côrintô:
"...Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo Kinh Thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã Sống Lại ngày thứ ba và Ngài đã hiện ra với Kêpha, đoạn cho nhóm 12 Tông đồ. Rồi Ngài hiện ra cho hơn 500 anh em một lần, trong số đó phần đông đến nay vẫn còn sống, nhưng cũng có người đã an nghỉ..." (1Cr.15: 3-6)
Và thư cho Giáo đoàn Roma:
"...Nếu Thần Khí của Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết, cũng sẽ tác sinh thân xác chết dở của anh em, nhờ bởi Thần Khí của Người cư ngụ trong anh em." (Roma.8: 11)
"...Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người Sống Lại từ cõi chết, thi bạn sẽ được cứu độ..." (Roma.10: 9 & 10)
Trong Tin Mừng nhiều lần chính Chúa Giêsu đã tiên báo việc Ngài sẽ Sống Lại từ cõi chết:
"...Vậy người Do-thái lên tiếng nói với Ngài: Ông tỏ ra được dấu nào cho chúng tôi thấy là Ông có quyền như thế? Đức Giêsu đáp lại và bảo: Phá đền thờ này đi! Và trong ba ngày Ta sẽ dựng lại. Người Do-thái nói: Phải mất bốn mươi sáu năm, đền thờ này mới được dựng nên, thế mà trong ba ngày Ông sẽ dựng lại được ư?
Còn Ngài, Ngài đã nói về Đền thờ Thân Mình Ngài. Vậy khi Ngài Sống Lại từ cõi chết, môn đệ Ngài đã nhớ lại là Ngài đã nói thế, và họ đã tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói..."
(Yn.2: 18- 22)
"Một ít nữa các ngươi sẽ không còn trông thấy Ta, và lại môt ít nữa các ngươi sẽ xem thấy Ta...Ta đã xuất tự Cha và đã đến trong thế gian, bây giờ Ta lại bỏ thế gian mà trở về cùng Cha." (Yn.16: 16 & 28)
"Như xưa Giona ở trong bụng cá lớn 3 ngày 3 đêm thế nào, Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất 3 ngày 3 đêm như vậy." (Mt.12: 38- 41)
"Sau khi biến hình Chúa Giêsu dặn các môn đệ đừng nói cho ai sự lạ họ vừa thấy, cho đến khi con Người từ kẻ chết Sống Lại. "(Mc.9: 9- 10)
"Này chúng ta lên Giêrusalem và tất cả các tiên tri nói về Con Người sẽ được toàn vẹn, Ngài sẽ bị nộp cho lương dân, họ sẽ nhục mà Người, nhưng ngày thứ ba Người sẽ Sống Lại." (Lc.18: 31- 34)
Tại Tiệc ly Chúa phán cùng các Tông Đồ:
"Tất cả các con sẽ vấp ngã vì Thày đêm nay, nhưng sau khi Thày Sống Lại, Thày sẽ tới Galilêa trước các con." (Mt.26: 31)
Câu truyện Chúa cho Lazarô từ kẻ chết sống lại cũng tiên báo sự Phục Sinh của Chúa:
"...Vậy Martha vừa nghe biết Đức Giêsu đến, thì bà ra đón Ngài, còn Maria ngồi lại nhà. Martha nói với Đức Giêsu: Thưa Ngài, nếu Ngài có ở đây em con đã không chết. Nhưng ngay lúc này, con vẫn biết là bất cứ điều gì Ngài xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài. Đức Giêsu bảo bà ấy: Em ngươi sẽ sống lại! Martha đáp: Con biết nó sẽ sống lại, thời sống lại ngày sau hết. Đức Giêsu nói với Martha: Phục sinh và sự sống chính là Ta! Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống, và mọi kẻ sống cũng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ... (Yn.11: 20- 23)
Sau cùng, chúng ta hiểu thế nào về câu trong Kinh Cầu Chịu Nạn:
"Chúa Giê-su sống lại trước hết đi viếng Đức Mẹ ?
Trong Tin Mừng: Bốn Thánh Sử, Công Vụ Tông Đồ và thư các Tông Đồ gửi cho Giáo đoàn đều ghi nhận việc Maria Madalena là người đầu tiên được thấy Chúa sau khi Ngài Sống Lại...
Nhưng theo Linh mục Cornelius a Lapide nhà chú giải Thánh Kinh nổi danh thuộc Dòng Tên biện luận rằng 'Trước tiên' không có nghĩa thời gian tuyệt đối, mà chỉ có tính tương quan tương đối- nên có thể hiểu là việc 'Trước tiên'- chỉ là thời gian giới hạn từ lúc Chúa hiện ra với Bà Maria trước khi gặp các Môn Đệ.
Nhưng trong Tin Mừng không nói đến việc Chúa Giêsu gặp lại Đức Mẹ sau khi Chúa Sống Lại. Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, đã chia sẻ vui buồn với Chúa suốt 30 năm ẩn dật và theo sát Chúa 3 năm trên đường Ngài rao giảng Tin Mừng. Tình Mẫu Tử giữa người con với mẹ, cả tự nhiên lẫn ân thánh, đòi Chúa sau khi Sống Lại Trước Hết phải đi thăm viếng Đức Mẹ.
Mẹ không đi theo các phụ nữ và khi được các bà báo tin Mẹ không đến thăm mộ Chúa vì chắc
hẳn Mẹ đã gặp Chúa rồi.
Sự kiện Đức Maria được gặp Chúa trước hết đã được nhiều Vị Thánh xác quyết như Thánh Agnatius, Albert Cả, Teresa Avila, Ambrose, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II...
Trong tác phẩm 'The Mystical City of God' được Đức Mẹ mặc khải cho Sơ Mary of Jesus of Agreda- tác phẩm được nhiều Vị thẩm quyền Giáo Hội đánh giá là chân thực- đã xác định Chúa Giêsu sau khi Sống Lại 'trước hết' đến thăm viếng Đức Mẹ như sau:
"...Đang lúc Mẹ Maria sửa soạn kinh nguyện và ca khúc mừng Con Thánh của Mẹ sắp xuất hiện, bỗng nhiên Mẹ cảm thấy một cảm giác rất lạ, tương ứng với độ đau khổ lớn lao Mẹ đã chịu. Sau những chuẩn bị ấy, Chúa Giêsu vào phòng Mẹ với cả đoàn tùy tùng vinh hiển. Mẹ sấp mình xuống thờ lạy rất thâm sâu, Chúa nâng Mẹ dậy và ban tặng Mẹ một ơn có thể Mẹ không sao tiếp nhận mà không chết ngất, nếu các Thiên Thần và chính Chúa Giêsu không tăng sức cho Mẹ. Ơn sức mạnh ấy,là Thân Xác vinh hiển của Chúa Giêsu, thấm nhập vào thân xác rất trinh trong của Mẹ như một trái cầu pha-lê chứa đựng toàn thể mặt trời.
Trong suốt nhiều giờ, Mẹ được hoan hỉ Thiên Chúa với Con Người, thông phần vào vinh quang của Chúa cũng như từ trước đã thông phần vào đau khổ Người chịu.
Sau khi Chúa Giêsu đã thăm viếng Mẹ chí thánh Người 'trước hết', Người lại lo đến các con chiên mà cuộc tử nạn kinh hoàng của Người mới làm xao động. Người hiện ra với Maria Madalena, sau đó với các bạn hữu bà, vì tình yêu nồng nàn của họ đáng được ơn ấy..."
Và sau cái chết của Chúa Giêsu, Mẹ là Người duy nhất để duy trì ngọn lửa đức tin cho các Môn đệ, nên hai lần Chúa hiện ra với các ông trong nguyện đường và hơn 500 anh em, chắc chắn có sự hiện diện của Đức Mẹ và điều này lại càng chứng minh rõ rệt sự đồng hành mật thiết giữa Chúa và Mẹ khi Chúa còn sống cũng như sau khi Chúa chết.
Thánh Thi Phục Sinh
Ngày rực rỡ vinh quang
Đức Kitô hiển thắng,
Ngày hân hoan vô tận,
Ngày thứ nhất trong tuần,
Kính chào ngày xán lạn.
Nhìn ánh sáng Kitô,
Mắt người mù bừng mở,
Ngục âm ty tan vỡ,
Cùng thần chết tiêu ma,
Trời đất lại giao hoà.
Muôn loài muôn thế hệ,
Qua cuộc sống trần gian
Đắm chìm trong tội lệ,
Lòng thương xót vô ngần
Đã ra tay độ thế.
Từ cõi chết Phục Sinh
Tới cải hoàn nhân loại,
Đấng trọn bề nhân ái
Thương xót chiên tội tình
Vác đưa về thiên giới.
Hỡi Mẹ hiền Giáo Hội
Nào trổi khúc âu ca,
Nhạc thiên cung bừng khởi
Miệng tín hữu vang hoà
Bản "Halêluia"!
Thấy âm phủ diệt tan
Lòng người vui xiết kể
Khắp mọi miền dương thế
Hoà bình Chúa lan tràn
Cả cõi trời hân hoan.
Suy niệm:
Nếu chết là một chấm hết, thì cái chấm hết ấy chỉ có giá trị với sự thù hận. Người chết không còn thù hận nữa. dù có căm thù đến đâu, nằm kề bên nhau trong một nghĩa trang, những người chết không còn thấy cuộc chiến giữa những người chết. Nếu có một thế giới không còn chiến tranh, không còn hận thù, không còn vũ khí, đó là thế giới của nghĩa trang. Đó là nơi an nghỉ, quên hết hận thù. Cái chết dù độc ác đến đâu cũng trở thành dấu chỉ của bình an hòa bình. Đó là điều chúng ta có thể xác quyết khi suy ngắm cái chết của Đức Ki-tô trên Thập giá. Ngài chết để lôi kéo chúng ta đến với Ngài và chúng ta đến với nhau. Để thực hiện điều đó trong những giây phút cuối cùng sống nơi trần gian, Ngài đã tha thứ cho chính những kẻ hành hạ mình.
Trong cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tưởng nhớ đến những người quá cố. Những người đó có thể là những người thân yêu, có thể là những người chưa quên biết và cả kẻ thù của chúng ta. Tấm lòng của người Ki-tô, trước hết phải là tâm tình thứ tha như Chúa. Vì cái chết của Chúa đã trở thành nguồn ơn cứu rỗi và đem lại hòa bình. Những người mà chúng ta đang ngậm ngùi tưởng nhớ trong tháng 11 này, cũng là âm vang từ ái nhờ chính cái chết của Chúa trên Thập giá: xin cha tha tội cho chúng!
Lời nguyện
Lạy Chúa Ki-tô Đấng Cứu Chuộc nhân loại! Ngài đã trao vinh quang của Ngài cách trọn vẹn cho Thiên Chúa qua Mầu Nhiệm Vượt Qua Sự Chết. Ngài tiêu hủy sự chết của chúng con qua Phục Sinh để hoàn lại sự sống trường cửu cho chúng con.
Nến Phục Sinh đã đốt lên dẫn chúng con ra khỏi bóng tối sự chết để bước vào niềm vui Ánh Sáng Phục Sinh và cũng chính là Ngọn Lửa cần cho chúng con sống những ngày kế tiếp bằng Ngọn Lửa Tình yêu Chúa soi sáng tâm hồn tội lỗi chúng con- Amen.
Cuộc đời con trải qua nhiều sóng gió,
Con tin yêu và trông cậy chơ mong,
Lời Chúa dạy luôn ấp ur trong lòng,
Chúa Sống lại ban tràn đầy Thần Khia.
Để kết thúc bài viết, xin mượn lời 'Thánh Thi Exsultet Công Bố Tin Mừng Phục Sinh ':
Mừng vui lên, hỡi những nhiệm mầu Thánh này!
Tiếng loa cứu độ hãy vang rền không gian,
Mừng reo lên, chiến công khải hoàn Vua nhân trần!
Và vui lên, hỡi trời đất vui lên!
Rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi
Và vinh quang Vua muôn đời chói ngời.
Tất cả hoàn vũ hãy vui mừng hân hoan,
Được ơn thoát lụy xa miền tối u sầu.
Này vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh!
Uy nghiêm trong muôn vàn ánh quang.
Khắp nơi trong cung điện này,
Hòa vang lên muôn ngàn tiếng ca Vua nhân trần..."
Alleluia! Alleluia!
Phụ dẫn: Phục Sinh
Một linh mục Brazil thuật lại một kinh nghiệm Phục Sinh của mình như sau: "Mỗi ngày, khi đi ngang qua một con đường ở Rio de Janeiro, tôi đều thấy một người đàn ông còn trẻ ngồi dựa lưng vào tường, chìa tay xin ăn. Ông ta không đi được vì đôi chân bị tật. Vì qua lại khá thường, nên sự hiện diện và số phận của người ăn xin què quặt không làm tôi bận tâm suy nghĩ: thế nào là không đi được".
Nhưng một ngày kia, số phận của ông ta bỗng đánh động tâm hồn tôi mãnh liệt. Nhất là khi dừng lại đằng xa quan sát tôi thấy có bao nhiêu người đi ngang qua mà hình như không trông thấy ông. Tôi quyết định đến nói chuyện và hỏi ông: "Ông có thể đứng dậy được không? Ông có muốn đi không?". Ông ta đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn tôi dò xét và khi đọc được sự thành thật trên khuôn mặt của tôi, ông ta nói: "Tôi luôn luôn hy vọng là một ngày nào đó cuộc đời tôi sẽ đổi mới. Dĩ nhiên tôi sẽ đi được nhưng chi phí mua sắm những dụng cụ quá đắt làm sao tôi với tới. Vì thế không còn cách nào hơn là đành quên giấc mơ có thể đi được".
Nghe xong tâm sự của ông, tôi xiết chặt tay ông giã từ và hứa: "Một ngày gần đây, giấc mơ của ông sẽ thành sự thật".
Trong bài giảng thánh lễ Chúa Nhật sau đó, tôi thuật về số phận của ông ăn mày và đề nghị cộng đoàn hãy làm một cái gì để giúp ông ta. Một cuộc lạc quyên được tổ chức và tôi vui mừng khi thấy số tiền quyên góp được vượt quá chi phí của cặp nạn và đôi chân nhân tạo. Người hành khất càng hân hoan hơn khi tôi báo tin mừng: ông được chuyên chở ngay đến một bệnh viện đặc biệt và trong những tuần lễ kế tiếp, ông cố gắng tập đi đứng một mình.
Lễ Phục Sinh đến. Tôi đi mời ông dự lễ và dành cho ông một chỗ đặc biệt gần bàn thờ.
Trong bài giảng hôm ấy, tôi lại đề cập về ông đại ý như sau: "Chúa Giêsu đã Phục Sinh để sống một cuộc sống mới. Ngài sẵn sàng ban cho chúng ta thông phần vào khả năng trao tặng nhau những cuộc sống mới. Nhờ lòng hảo tâm của anh chị em, ông bạn của chúng ta đã được ban cho một cuộc sống mới". Nói đến đây, tôi mời ông đứng dậy để giới thiệu ông với cộng đoàn mà kể từ nay ông đã trở nên một phần tử. Ông đứng dậy và chống nạng đi trước mặt mọi người. Tôi cảm thấy bầu khí nhà thờ lúc ấy tràn đầy sức sống".
(Nguồn: Memaria.net)
【Đinh Văn Tiến Hùng tổng hợp】