Chúa phán: "Ta là Đường, là Chân lý và là Sự sống." (Ga,14: 6)
Theo sử gia Do Thái Flavius Josephus (37-105), Lạc giáo ám chỉ 3 giáo phái thịnh hành tại miền Giuđêa,thời Macabê là Pharisiêu-Saduceô- Esêniô. Và trong 3 thế kỷ đầu có 2 Lạc thuyết phủ nhận Thiên tính của Đức Kitô:
- Thuyết Dưỡng tử (Adoptionis) phát xuất từ thuyết Độc thần, Do Thái chủ trương chỉ có Một Thiên Chúa Độc Nhất.
- Thuyết Arius (Arianism) ảnh hưởng từ trường Alexandria và Antiokia.
Nhưng trong Thánh Kinh nhiều lần nói đến Lạc giáo Arius (Ariô), đã gây nhiều xáo trộn trong Kitô giáo, nên ta chỉ tìm hiểu về lạc thuyết Ariô thôi.
Thuyết của Arius là gì? Người ta không biết Arius chịu ảnh hưởng của trường Alêxanđria hay của Antiôkia, bởi vì ông vừa được thụ huấn tại Alexanđria và ít nhiều cũng có theo học ở trường Antiôkia. Chỉ biết rằng ông được chịu phó tế bởi Peter là giám mục Alexandria, rồi sau đó chịu chức linh mục bởi giám mục Achillas, người kế vị Peter. Sau đó, ông được giao trông coi nhà thờ tại Baucalais ngoại thành Alêxanđria. Tại đây, ông giảng giải Thánh Kinh và lôi cuốn được nhiều người, nhưng đây cũng là lúc người ta nghi ngờ về giáo lý ông dạy. Ông đã tranh luận với giám mục Alexanđria về địa vị con Thiên Chúa và bản tính của Đức Giêsu.
Theo Arius, chỉ có một Thiên Chúa, Đấng không được sinh ra, Đấng vĩnh hằng và không có khởi đầu, Đấng chân thật và bất biến, Đấng sinh Con Một từ trước muôn đời. Nhưng Người Con Một này không được gán cho những phẩm tính của Thiên Chúa mà bị hạ thấp xuống cấp độ thụ tạo.[12] Vả lại, Con không vĩnh hằng bởi vì đã có lúc Con không hiện hữu. Tuy vậy, Con lại được coi là sự khởi đầu của thụ tạo.[13] Con được tạo dựng như một thọ tạo để làm trung gian tạo dựng muôn vật. Người được tạo dựng từ hư không. Ở điểm này, Arius chịu ảnh hưởng triết học Platon về đấng Hoá công (demiurge). Thiên Chúa "đã tạo dựng một hữu thể mà Người gọi là Lời, Đấng Khôn Ngoan, và Con để nhờ Người mà tạo dựng chúng ta."[14] Con chỉ là một thụ tạo bất toàn, khả biến, trong khi Cha hoàn hảo và bất biến, do vậy mà Con không phải là Thiên Chúa, không đồng bản thể với Cha.
Người Con ở đây chính là đức Kitô: đức Kitô không phải là ngôi vị Thiên Chúa, mà là một thụ tạo đầu tiên của Thiên Chúa. Arius dựa vào câu Kinh Thánh: "Cha cao trọng hơn tôi" (Ga 14,28) để quả quyết đức Kitô thua kém Cha và lệ thuộc vào Cha. Từ đó đã sinh ra hạ phục thuyết (subordinationism): Con ở dưới và suy phục Cha.
Công đồng Nicéa (325) kết án giáo thuyết của Arius. Qua đó, Công đồng tuyên xưng rằng: "Chúng tôi tin... một Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, sinh bởi Chúa Cha, nghĩa là từ bản thể của Chúa Cha, Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật trên trời dưới đất được tạo thành..."[15] Như thế, Công đồng đã chỉnh sửa quan niệm sai trái của Arius: Con không phải được tạo dựng, mà sinh ra từ bản thể Chúa Cha, nên cũng là Thiên Chúa và đã hiện hữu từ trước muôn đời.
Khác biệt giữa Lạc Giáo và Tà Giáo.
- Lạc Giáo:
Là lý thuyết đi ngược với những chuẩn mức đã được công nhận bởi một hệ thống tư tưởng đã có sẵn bất cứ ai sau khi đã Rửa tội, trên chính nghĩa vẫn là Ki-tô hữu, với nhưng phủ nhận hay nghi ngờ chân lý của họ đã tuyên xưng, thì bị coi là người lạc giáo.
Lạc giáo gồm 4 yếu tố sau:
2 - Vẫn tự xưng là Ki-tô hữu, nhưng bác bỏ tín lý Công giáo thì là người bội giáo.
3 - Cùng phủ nhận hay mạnh bạo nghi ngờ một chân lý của Hội Thánh Công Giáo.
4 - Điều mà đương sự phủ nhân trong nghi ngờ, chính là điều buộc phải tin, nếu không sẽ có tội.
- Tà Giáo:
- Người Tà giáo sửa đổi Kinh Thánh cho phù hợp với tín lý của họ.
- Không tin Thiên Chúa Ba Ngôi.
- Cho Thiên Chúa chỉ là một vị Thần như những vị Thần khác.
- Tin vào thuyết luân hồi và nghiệp chướng.
- Tin vào lên đồng, cầu cơ, bói toán, gieo quẻ...
Phân biệt Rối đạo- Bội giáo- Ly giáo.
- Rối đạo:
Chối bỏ hay nghi ngờ một chân lý Đức tin đã được mặc khải và giáo Hội tin và giảng dạy cho các tín hữu phải tuân giữ cho: được rỗi linh hồn - Như tín điều về Thiên Chúa Ba Ngôi hay Đức Mẹ Hồn Xác lên trời.
- Bội giáo:
Rất nghiêm trọng với người đã Rửa tội và tuyên xưng Đức tin, nhưng sau chối bỏ Chúa và quyền bính Giáo Hoàng, Đấng đại diện Thiên Chúa và Giáo Hội.
- Ly giáo:
Tự động rút khỏi mọi hiệp thông với Giáo Hội dưới sự cai quản của Giáo Hoàng thay mặt Chúa Ki-tô nơi trần thế.
Đọc lại những trang sử của Giáo hội, chúng ta thấy rõ sự hợp nhất chặt chẽ giữa Thiên Chúa và Giáo hội Người. Chính những lúc Giáo hội phải lao đao vì nhiều kẻ thù, vì nhiều âm mưu phản bội, là lúc sự Quan phòng của Chúa được nổi bật hơn hết: Chúa bảo vệ Giáo hội qua lời nói, hoạt động và đời sống của các thánh.
Trong những vị thánh nổi tiếng là cột trụ nâng đỡ Giáo hội, chúng ta phải kể đến thánh Athanasiô và thánh Cyrillô, hai ngài có công chiến đấu với lạc giáo Ariô và nhiệt tâm bênh đỡ đức tin.
Thánh Athanasiô (– 373) và Lạc giáo Arius (Ariô)
Đây là vị Giáo phụ Đông phương lỗi lạc và là thánh tiến sĩ vĩ đại trong toàn thể Giáo hội. Đức Bênêđictô XVI dành buổi tiếp kiến chung ngày 20 tháng 06 năm 2007 để giới thiệu khái quát cuộc đời và giáo huấn của thánh nhân. Ngài là một trong những khuôn mặt tiêu biểu mạnh mẽ chống phe Ariô, bảo vệ thiên tính của Ngôi Con: "Ngôi Lời đồng bản thể với Chúa Cha và đích thực là Thiên Chúa".
Khi tìm hiểu về các bậc thầy vĩ đại trong Giáo hội ở những thế kỷ đầu, chúng ta hãy chú ý đến thánh Athanasiô thành Alêxandria. Chỉ vài năm sau khi qua đời, nhà hộ giáo đầy thế giá này đã được thánh Grêgôriô Nazianzô ca ngợi là "cột trụ của Giáo hội".[1] Thánh nhân luôn được xem là mẫu mực cho cả Giáo hội Đông phương lẫn Tây phương.
Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà nghệ sĩ Gian Lorenzo Bernini đã đặt bức tượng thánh Athanasiô vào trong số bốn vị tiến sĩ thánh thiện của các Giáo hội Đông phương và Tây phương (cùng với ba bức tượng khác là thánh Ambrôsiô, Gioan Kim Khẩu, Augustinô) quanh ngai tòa Phêrô, trên gian cung thánh của Đền thờ Vatican.
Athanasiô rõ ràng là một trong những vị Giáo phụ tiên khởi được tôn kính nhiều nhất. Thánh nhân là nhà thần học nổi bật, bàn nhiều về mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng mà phần Tự ngôn của Tin Mừng thứ tư diễn tả "đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14).
Chính vì lý do này, thánh Athanasiô cũng được xem là nhân vật quan trọng và kiên cường trong việc chống lại bè rối Ariô, một thế lực thời đó đe dọa niềm tin vào thiên tính của Đức Kitô. Ariô cho rằng Đức Kitô chỉ là "một thụ tạo trung gian" giữa Thiên Chúa và con người.
Anh chị em thân mến! Chúng ta nhận thấy, thời đại ngày nay đang có khuynh hướng muốn trở lại tư tưởng lầm lạc của Ariô xưa kia dưới nhiều hình thức khác nhau, khi nhiều người không còn tin Đức Giêsu Kitô chính là Thiên Chúa.
Rất có thể thánh Athanasiô đã được sinh ra ở Alêxandria, Ai Cập, vào khoảng năm 300. Ngài được hấp thụ một nền giáo dục tốt trước khi trở thành phó tế và thư ký cho đức giám mục Alêxandria, một thủ phủ lớn của Ai Cập. Vị giáo sĩ trẻ đã tham dự Công đồng Nixêa, Công đồng hoàn vũ đầu tiên do hoàng đế Constantino triệu tập vào tháng 05 năm 325, nhằm mục đích củng cố sự hiệp nhất trong Giáo hội.
Các Giáo phụ Công đồng Nixêa đã tập trung bàn thảo nhiều vấn đề khác nhau, trong số đó, trước tiên phải kể đến một vấn đề nghiêm trọng nảy sinh từ bài giảng của linh mục Ariô ở Alêxandria. Ariô đã có những tư tưởng trái ngược với đạo lý đích thực về Đức Kitô, khi tuyên bố rằng, Logos (Ngôi Lời) không phải là Thiên Chúa, nhưng chỉ là một thụ tạo của Thiên Chúa, một thụ tạo "trung gian" giữa Thiên Chúa và con người, do đó chúng ta khó có thể nắm bắt. Các giám mục ở Công đồng Nixêa trả lời bằng việc phát triển và thiết lập các "Tín biểu đức tin" [Kinh Tin Kính], và sau này được hoàn thành ở Công đồng Constantinopoli I. Tín biểu này vẫn còn được duy trì trong truyền thống của các Giáo hội Kitô khác nha vănu, và trong Phụng vụ, nó là Kinh Tin Kính Nixêa-Constantinopoli.
Tín biểu nền tảng này diễn tả đức tin của một Giáo hội hiệp nhất, và cũng là bản văn mà ngày nay chúng ta đọc vào mỗi Chúa nhật trong Thánh lễ – hạn từ Hy Lạp homo-ousios được chuyển dịch sang tiếng La Tinh là consubstantialis, có nghĩa: Ngôi Lời "đồng bản thể" với Chúa Cha. Ngôi Lời là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Do vậy, thiên tính trọn vẹn của Ngôi Lời, mà phe Ariô đã chối bỏ, nay được các Giáo phụ Công đồng Nêxia khẳng định và làm nổi bật lên.
THÁNH CYRILLÔ GIÊRUSALEM VÀ LẠC GIÁO ARIÔ.
Sau những ngày đẫm máu của thời kỳ cấm cách, Giáo hội lại phải đương đầu với một địch thủ lợi hại hơn những vua quan độc dữ nhất trong thời bách hại: đó là bè rối Ariô, một lạc giáo phủ nhận thần tính nơi Chúa Giêsu. Trong hàng ngũ những chiến sĩ Đông phương chiến đấu cho đức tin, chúng ta thấy có thánh Cyrille, Tổng Giám mục thành Giêrusalem, một Giáo phụ tài ba đức độ.
Thánh Cyrillôâ là một vị thánh khôn ngoan, thông thái. Người ta biết rất ít về đời niên thiếu của thánh nhân.
Sau ngày Đức cha Mácximô Tổng Giám mục thành Giêrusalem tạ thế, thánh Cyrillôâ được bầu làm Tổng Giám mục thay. Ngài có nhiều nhân đức đáng quí, nhưng trổi vượt hơn cả là đức bác ái. Thời đó toàn xứ Palestina bị mất mùa đói kém. Vô số những người nghèo khó không biết bám víu vào đâu ngoài Đức Tổng Giám mục yêu quý của họ. Thánh Cyrillôâ lấy hết của riêng phân phát cho kẻ khó. Cho hết của riêng, không còn gì nữa, thánh nhân lấy tất cả tài sản của giáo phận để phân phát cho họ. Nhưng tài sản của giáo phận vẫn chưa đủ cung cấp, thánh nhân lấy tất cả vàng bạc trang hoàng trong các đền thờ vật chất để đắp điếm cho những đền thờ sống động của Thiên Chúa.
Thời thánh Cyrillôâ làm Giám mục, ở Giêrusalem xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ: hôm đó là ngày Lễ Hiện Xuống, khoảng 10 giờ sáng, trên núi Sọ xuất hiện một cây thánh giá lớn sáng chói hơn mặt trời, đứng lơ lửng trên không trung, cánh thánh giá vươn dài xuống mãi núi cây Dầu. Hiện tượng lạ đó kéo dài khá lâu khiến mọi người trong thành đều được nhìn xem thoả mãn.
Nhiều người Do Thái đã trở lại với đức tin công giáo nhìn nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Thiên Chúa quan phòng muốn dùng hiện tượng lạ để làm vẻ vang đầy tớ trung thành của Người. Đồng thời cũng để dẫn đưa Hoàng đế Contantinô trở về với Đức tin công giáo, đức tin mà vua cha Contantinôô (Constantin) đã tiếp nhận do cũng một cây thánh giá kỳ lạ đã xuất hiện trên nền trời năm xưa.
Nhân dịp này, thánh Cyrillôâ đã kính đệ lên Hoàng đế một bức thư dài kể lại sự lạ chính mắt thánh nhân đã được mục kích. Đồng thời thánh nhân khuyên Hoàng đế nên tiến bước treo ngọn cờ thánh giá bằng cách tin thờ Đấng chịu tử hình trên thập giá vì chúng ta. Phép lạ thánh giá xuất hiện trên không trung là một sự kiện có thực đã làm sôi nổi cả Đông phương một thời gian. Hằng năm bên Đông phương cử hành một lễ đặc biệt vào ngày 09 tháng 05 để kỷ niệm ngày thánh giá xuất hiện.
Mối bận tâm nhất của thánh Cyrillôâ là tẩy trừ hết mọi mầm mống lạc giáo Ariô và đưa những chiên lạc trở về với Chúa. Phép lạ thánh giá xuất hiện trên trời, tài hùng biện và nhất là đời sống thánh thiện phi thường của thánh nhân, là những liều thuốc rất hiệu nghiệm để thức tỉnh và kích thích người công giáo thêm phấn khởi. Đồng thời cũng là những khí giới sắc bén để đối địch với bọn lạc giáo Ariô đông đảo hằng được Hoàng đế Contantinô nâng đỡ. Bọn lạc giáo hết sức phẫn uất khi họ nhận thấy hàng ngũ của họ đang đi dần tới chỗ tan rã. Ỷ vào thế lực của Hoàng đế, bọn họ nhất quyết dùng võ lực đuổi thánh Cyrillôâ ra khỏi giáo phận để đoàn chiên Chúa Kitô một khi đã mất chúa chiên, sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng. Để việc làm của họ được danh chính ngôn thuận, họ đã triệu tập một số Giám mục lạc giáo ác cảm với thánh nhân...
Thánh Cyrillôâ đã phải cực nhọc đương đầu với bọn lạc giáo Ariô trong suốt ba triều vua Contantinô, Giuliên, và Valencia. Nhưng từ ngày Hoàng đế Têôđôrô lên nắm chính quyền, thánh Cyrillôâ được hưởng những ngày thanh bình. Trong thời gian này, thánh nhân đem hết năng lực mưu ích cho giáo phận. Ngài tu bổ lại các thánh đường đổ nát, xây cất thêm thánh đường mới. Nhưng mối bận tâm nhất của thánh nhân vẫn là việc tẩy rửa hết những vết tích nhơ nhớp do bọn lạc giáo gây nên. Tuổi đã cao, công đức đã nhiều, thánh Cyrillôâ sung sướng trút hơi thở cuối cùng giữa đêm khuya ngày 18-3-306, năm thứ tám triều đại Hoàng đế Têôdô.
Thánh Cyrillôâ đã sáng tác một tác phẩm nhan đề "Sách bổn dạy dự tòng và tân tòng". Cuốn sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Đây là cuốn sách đã đem lại rất nhiều lợi ích cho Giáo hội. Giáo hội mừng lễ thánh Cyrillôâ vào ngày 18-3 hằng năm.
Suy nghĩ về Lạc giáo (Trích vài dòng suy nghĩ của Đình Chiến)
Theo tác giả J. Wilhelm[18], các lạc giáo xuất hiện nói chung là xấu vì phát xuất từ bản tính hư hoại của con người. Nó đã được đức Giêsu báo trước khi còn tại thế (Mt 23,11.23-26). Lạc giáo làm cho mối dây bác ái trong gia đình đứt đoạn, gây chia rẽ trong các quốc gia và gây ra sự nghéo đói và hư hoại. Do đó, người ta ngăn chặn lạc giáo và có những biện pháp trừng phạt (chém đầu, hoả thiêu, xử tử). Lạc giáo, được xem như một thế lực của sự dữ, tuy có đôi chút phá hoại, nhưng không thể thắng được Giáo hội và không thể phá huỷ sự hiện hữu của Thiên Chúa toàn năng.
Tuy nhiên, như đã nói, chúng ta chân nhận sự hữu ích và cần thiết của các lạc giáo. Quả thế, chúng ta thấy những nguỵ thư của Ngộ đạo thuyết (Gnosticism) chuẩn bị cho việc hình thành quy điển Thánh Kinh; việc hình thành kinh Tin Kính Nicéa-Constantinopolis mà Giáo hội có ngày hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của Arius và Maxêđonius; Nestôrius và Eutykes "giúp" Giáo hội khẳng tín điều về bản tính và ngôi vị của đức Kitô... Giữa những lúc "tranh tối tranh sáng" về việc giải thích và trình bày thiên tính của đức Kitô ở ba thế kỷ đầu, các lạc giáo đã dám can đảm nói lên xác tín của mình (cùng với sự nghiên cứu và dẫn chứng xác đáng). Chẳng hạn, Arius dám cho rằng đức Giêsu không phải là Thiên Chúa với những bằng chứng trong Thánh Kinh (Rm 8,29; Cl 1,15; Mc 13,23...). Cái sai lầm của anh em lạc giáo lúc này một đàng là sự khó khăn trong việc diễn tả đức tin bằng các phạm trù triết học để dung hoà giữa đức tin và lý trí (với trường hợp của Paul Samosata chưa phân biệt được khái niệm bản tính và ngôi vị theo ngôn ngữ Hy lạp), đàng khác cũng do nhân tố phàm tục (cạnh tranh tư tưởng) hay sự đố kỵ cá nhân. Các lạc giáo không hẳn là muốn phá hoại Giáo hội, nhưng trái lại họ muốn làm rõ đức tin của Giáo hội về mầu nhiệm đức Kitô và vô tình tạo cơ hội để Giáo hội định tín cách chắc chắn. Một cách nào đó, rút ra từ kinh nghiệm với các lạc giáo, Giáo hội cũng cần đến những con người hay "nói ngược, nói ngang" với một thiện chí đóng góp xây dựng làm sáng tỏ các vấn đề về mầu nhiệm đức.
Kinh Tin Kính là Bản Hùng Ca Đức tin để chống lại các phe Lạc Giáo.
(Kinh Tin Kính Bộ lễ mới do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam biên soạn)
Nhân vụ ông Hồ Hữu Hòa, Lm bất hợp lệ đã gây xôn xao trong dân chúng, nhất là tín hữu Ki-tô giáo, xin đóng góp vài dòng nhỏ bé để thêm việc nhận xét.
Bài viết chỉ là tổng lược, nên không đi sâu vào Thần học và Triết học. Mong thông cảm và chân thành cám ơn.
【Đinh Văn Tiến Hùng tổng hợp】