TÓM LƯỢC TIỂU SỬ
Đức Bênêđictô XVI sinh ngày 16-4-1927 (Thứ Bảy Tuần Thánh) tại Marktl am Inn, thuộc giáo phận Passau, Đức quốc, và được rửa tội ngay ngày hôm đó. Cha của ngài là một nhân viên cảnh sát, xuất thân từ gia đình nông dân. Mẹ của ngài trước khi kết hôn từng làm ngh ề nấu nướng trong một số khách sạn. Một gia đình công giáo bình dân và đạo đức.
Thời thơ ấu và thiếu niên của Đức Bênêđictô XVI trôi qua êm ả ở Traunstein, một ngôi làng nhỏ gần biên giới Đức-Áo, cách Salzburg 30 cây số. Chính nơi đây, ngài nhận được nền giáo dục căn bản về nhân bản, văn hóa và đức tin Kitô giáo.
Tuổi thanh niên của ngài rơi vào một giai đoạn khó khăn của xã hội. Chế độ Đức quốc xã có thái độ thù nghịch với Giáo hội Công giáo. Chàng thanh niên Joseph Ratzinger tận mắt chứng kiến cảnh các linh mục bị đánh đập trước khi dâng lễ. Cũng chính trong giai đoạn này, ngài khám phá ra vẻ đẹp và chân lý nơi Chúa Kitô, phần lớn là nhờ ảnh hưởng của gia đình luôn sống tốt lành và cậy trông vào Chúa, gắn bó với Giáo hội trong mọi hoàn cảnh.
Từ năm 1946–1951, ngài học Triết và Thần học tại Freising và đại học München. Ngày 29-6-1951, ngài thụ phong linh mục, và một năm sau, bắt đầu dạy học ở trường Cao đẳng Freising.
Năm 1953, ngài nhận bằng Tiến sĩ thần học với luận án Dân Chúa và Nhà Chúa trong tư tưởng của Augustinô về Giáo hội.
Bốn năm sau, dưới sự hướng dẫn của Gottlieb Sôhngen, một giáo sư nổi tiếng về Thần học cơ bản, linh mục Joseph Ratzinger nhận thêm một bằng Tiến sĩ với luận án về Thời gian và Lịch sử theo thánh Bônaventura.
Sau khi dạy Thần học cơ bản và Tín lý tại Freising, ngài tiếp tục dạy ở Bonn từ 1959–1963; tại Münster từ 1963–1966, và tại Tübingen từ 1966–1969. Trong năm 1969, ngài dạy về Tín lý và Lịch sử tín điều tại đại học Regensburg, đồng thời là Phó Viện trưởng tại đây.
Từ năm 1962–1965, ngài góp phần đáng kể cho Công đồng Vaticanô II trong tư cách chuyên viên, là cố vấn thần học cho Đức hồng y Joseph Frings, Tổng giám mục Kôln (Cologne). Với những hoạt động trí thức phong phú, ngài được đề nghị làm việc cho Hội đồng Giám mục Đức cũng như cho Ủy ban thần học quốc tế.
Năm 1972, cùng với Hans Urs von Balthasar và nhiều nhà thần học nổi tiếng khác, ngài khởi xướng tạp chí thần học Communio (Hiệp Thông).
Ngày 25-3-1977, Đức Phaolô VI đặt ngài làm Tổng giám mục München và Freising. Ngài chọn khẩu hiệu "Người cộng tác của Chân lý", và ngài giải thích:
Cũng trong năm 1977, tại Công nghị Hồng y vào ngày 27-6, Đức Phaolô VI nâng ngài lên hàng Hồng y.
Năm 1978, Đức Hồng y Joseph Ratzinger tham dự Mật tuyển viện bầu Đức giáo hoàng Gioan Phaolô I (ngày 25–26 tháng 8). Đến tháng 10, ngài lại dự Mật tuyển viện bầu Đức Gioan Phaolô II.
Năm 1980, tại Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về đề tài "Sứ vụ của gia đình Kitô giáo trong thế giới ngày nay", ngài đóng vai trò điều phối (relator). Trong Thượng Hội Đồng năm 1983 về "Hòa giải và sám hối", ngài ở trong Chủ tọa đoàn.
Ngày 25-11-1981, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh và Ủy ban Thần học. Ngày 15-2-1982, ngài từ giã Tổng giáo phận München và Freising để về làm việc tại Rôma.
Trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức hồng y Joseph Ratzinger cũng là Chủ tịch Ủy ban biên soạn Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo, được chính thức công bố vào năm 1992.
Trong những tác phẩm của ngài đã được xuất bản (trước khi làm giáo hoàng), người ta chú ý đặc biệt đến cuốn Dẫn vào Kitô giáo là tổng hợp những bài thuyết trình của ngài về Kinh Tin Kính; cuốn Tín điều và Giảng thuyết (1973) là tổng hợp những bài viết, bài giảng và suy niệm. Ngoài ra, những cuốn sách được thực hiện dưới dạng phỏng vấn, như The Ratzinger Report (1985) về tình hình đức tin trong thế giới ngày nay, Muối cho đời (1996), đã thu hút sự quan tâm của độc giả trên toàn thế giới.
Sau khi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, các hồng y đã triệu tập Mật tuyển viện, và ngày 19-4-2005, Đức Hồng y Joseph Ratzinger được bầu làm Giáo hoàng, lấy tước hiệu là Bênêđictô XVI. Lời đầu tiên vị tân giáo hoàng gửi đến toàn thể thế giới là:
Trong Thánh Lễ khai mạc sứ vụ giáo hoàng, Đức Bênêđictô XVI nói với mọi người tham dự và với cả thế giới:
Theo tin văn phòng Tòa Thánh Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô 16 đã qua đời 9: 34 sáng Thứ 7 ngày 31/12/22 tại Tu viện Mẹ Giáo Hội, hưởng thọ 95 tuổi.
VĨ NHÂN THỜI ĐẠI
Trời Giáo Đô sao u buồn ảm đạm ?
Gió vi vu mang tiếng khóc biệt ly,
Đám mây đen hờ hững không trôi đi
Vì tiếc thương một Ngôi Sao vừa tắt.
Tuổi trẻ Ngài đã tỏ ra xuất sắc
Dù hoàn cảnh gia đình sống khó nghèo
Nhưng lý tưởng quyết chí phải noi theo
Và đã đạt như điều luôn mong muốn.
Một giáo sư thần học trẻ tuổi nhất,
Tài hùng biện làm học trò say mê,
Hết giờ học cũng chưa muốn ra về,
Nhờ thầy giải đáp điều còn thiếu sót.
Đạo đức thông minh nhiều người mến mộ,
Được chọn làm Tổng Giám Mục trước tiên,
Munich-Freising Giáo phận hai miền,
Ít lâu sau là Hồng Y Giáo chủ.
Nhiệm vụ mới bao khó khăn trước mặt,
Sự xung đột giữa bè phái thế quyền,
Nhờ sự khéo léo hòa giải đôi bên,
Đã khẳng định tài khôn ngoan thuyết phục.
Một điều Ngài ưu tiên trong nhiệm vụ,
Về Thần học Giải phóng cho con người,
Nghi ngờ Bất Khả Ngộ của Giáo Hoàng,
Ngài dùng trí thông minh để giải quyết.
Đạo đức khôn ngoan, chương trình khéo léo,
Nhận chức Bộ trưởng Giáo lý Đức Tin,
Chủ tịch ủy ban Kinh Thánh Thần Học
Cùng chủ tịch biên soạn sách Giáo lý.
Các Hồng Y triệu tập Mật Tuyển Viện,
Khi Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II qua đời
Hồng Y Ratzinger lên ngôi Giáo Hoàng
Với tước hiệu Bênêđictô 16
Mở đầu Thánh lễ khai mạc sứ vụ:
"Nhờ Con Thiên Chúa đã bị đóng đinh
Xin cầu cho tôi trọn vẹn thi hành,
Cầu Thiên Chúa thế giới được cứu độ."
Trời Giáo đô sao u sầu ảm đạm?
Gió vi vu mang tiêng khóc biệt ly
Mây đen ngập ngừng không muốn trôi đi,
Vì thương tiếc Vĩ Nhân vừa nằm xuống,
Kính thưa Cha!
Giờ đây Cha đã về trời,
Con nơi dương thế dâng lời nguyện xin,
Con luôn giữ vững niềm tin,
Cùng Cha hội ngộ trên nơi Vĩnh Hằng.
MUỐI CHO ĐỜI
Kitô Giáo và Giáo Hội Công Giáo
Trước Thềm Ngàn Năm Mới
Trao đổi với Peter Seewald
Người dịch: Phạm Hồng Lam & Trần Hoành, dịch từ ấn-bản 2005
Nguồn: Phong trào Giáo dân Việt nam Hải ngoại.
Muối Cho Đời ra đời như một "quả bom nguyên tử" hay một "big bang" nổ trên đầu dân Âu châu vốn lãnh đạm với tôn giáo và nghi kỵ đối với Giáo hội Công giáo. Hàng triệu người đã đọc nó, và nhiều người đã tìm lại được lối vào văn hoá Kitô giáo. Muối Cho Đời là cánh cửa "bí mật" dẫn vào lâu đài huyền bí. Seewald đã bước vào và đã quyết định ở lại luôn trong đó, sau một cuộc đời chỉ biết phản kháng và đập phá. Và Beckenbauer, "hoàng đế" bóng đá nước Đức nổi tiếng thế giới, cũng àiđã bước vào và xin ở lại với kho tàng ấy, sau một đời đi hoang.
Muối Cho Đời là tác phẩm ghi lại cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và sâu sắc giữa Đức Hồng Y Joseph Ratzinger và ký giả Peter Seewald về nhiều vấn đề quan trọng trong đời sống Giáo Hội ngày nay.
Cố GH Danh Dự Bênêđictô 16 là một học giả thông thái, một giáo sư thần học uyên bác trẻ tuổi nhất, thông thạo nhiều ngôn ngữ, viết nhiều tác phẩm nổi tiếng.
Để tưởng nhớ và ghi ơn Người Con xuất sắc đã cống hiến trọn hảo cuộc đời cho Thiên Chúa và Giáo Hội cùng để gia tài tinh thần quý báu cho chúng ta.
Người viết trào dâng nguồn cảm hứng khi đọc một trong những tác phẩm nổi tiếng của Ngài 'Salt of the Earth'
"Các ngươi là Muối cho đất.Nếu muối ra nhạt thì lấy gì muối nó lại?
Không còn cách gì,chỉ có việc đổ ra ngoài cho người ta giẫm đạp mà thôi"
(Mt.5:13 và Mc.9:50 & Lc.14:34-35)
Chúa ơi! Xin kéo con lên
Kẻo con chìm đắm giữa miền trùng khơi.
Biến con thành 'Muối cho đời',
Đậm đà Hương vị,mặn mà Yêu thươg.
Muối là vật tầm thường ai cũng biết,
Nhưng rất cần trong đời sống xưa nay,
Muối thấm đượm cho cuộc sống hàng ngày,
Muối tựa khí trời dưỡng nuôi thân xác.
Nơi núi rừng đổ ầm ầm dòng thác,
Các bản nghèo dân Thiểu Số Cao Nguyên,
Qúi hạt muối như lưu giữ lời nguyền,
Vì thân thể dẻo dai nhờ hạt muối.
Bao năm tháng gông cùm nơi biên giới,
Những người tù nghe hạt muối lên hương,
Muối biến mặn thành ngọt lịm chất đường,
Vì mùi vị tan hoà vào nghiệt ngã.!
Đã bao giờ giữa ngàn khơi biển cả,
Ngập mênh mông biển mặn phủ trùng dương,
Thân xác ta vẫn cảm nghiệm khác thường,
Như đang thiếu một chất gì khó tả ?
Trong cuộc sống đua chen và vội vã,
Say men đời cùng khúc nhạc hoan ca,
Dù tràn đầy với phú qúi vinh hoa,
Vẫn vang vọng nơi tâm hồn trống vắng ?
'Muối cho đời!'-Để tâm hồn lắng đọng!
Mà nhìn vào Thế giới của Hôm nay:
'Văn hoá Sự chết'-Tội ác phơi bày,
Vì Muối nhạt làm tan đi Mần Sống.
Đây Chúa dạy ta bài học sống động,
Trong Phúc Âm xác quyết một Tín điều:
Lòng lạnh lẽo khi đã mất Tin Yêu,
Như Muối nhạt làm thức ăn hư nát.
Vì các ngươi chính là Muối cho Đất,
Muối nhạt rồi còn sử dụng được gì,
Ném ra ngoài đồ vô dụng bỏ đi,
Cho bước chân người giẫm lên chà đạp!
Ôi! Muối nhạt vị hồn con tan nát,
Xin ươm đầy lòng khao khát Tin Yêu,
Cho đời con khỏi hoang lạnh cô liêu,
Như Muối ướp mặn mà trong Yêu mến
(*) Ghi chú:
Bài thơ trên chỉ là cảm hứng cá nhân mượn tựa đề 'Muối cho đời' tác phẩm của GH Bênêdictô 16, nên nội dung có phần hơi khác biệt. Mong thông cảm - Cám ơn!
【Đinh Văn Tiến Hùng】