Người mẹ ve chai - Tác giả: Nt. Maria Hồng Hà. CMR
29.11.2022
Ba mẹ em làm nghề gì? là câu hỏi của cô giáo dành cho các em học sinh trong lớp 4
Ba em là kỹ sư, mẹ em là cô giáo, bạn Minh trả lời
Ba má em làm việc văn phòng, bạn Ngọc trả lời
Còn Ba Mẹ em là bác sỹ, bạn Nhật trả lời
Cô giáo nhìn xuống bàn thứ hai hỏi còn Ba Mẹ bạn Thư làm nghề gì?
Giọng nói lí nhí, Thư trả lời: - Mẹ em làm nghề Ve chai ạ.
Cả lớp sau một giây nghe thì cười ầm lên, "làm nghề mua ve chai mà cũng đòi". hahahahhahahahah
Thư cảm thấy buồn lắm hai dòng nước mắt cô bé rơi lã chã, và Thư như một bức tượng đứng trong lớp mà không biết phải thế nào. Cô giáo nghiêm sắc mặt nói: im lặng nào, nghề nào cũng tốt cũng đáng trân trọng cả các em không được loại trừ hay khinh thường những người làm những công việc tay chân bình thường. Không khí trong lớp bất chợt im lặng bao trùm cả lớp. Thư bỏ chạy ra khỏi lớp, tiếng khóc nức nở chạy về cuối hành lang và chạy mãi ra đường lớn,
Tiếng xe thắng vội k...........é............t
M............ẹ.......... ơi, mẹ...............
Đưa tay ôm đứa con nhỏ vào lòng, khẽ lay "con sao vậy Thư".
Mở mắt Thư thấy mình nằm gọn trong tay của Mẹ, vậy ra đó chỉ là giấc mơ, Thư dụi mặt vào tay của Mẹ. trong bóng tối ấy thầm thì tiếng hai mẹ con tan dần vào đêm khuya.
Mẹ của Thư làm nghề mua ve chai, như một nỗi sợ hãi của Thư khi bạn bè hay có người nào đó hỏi về Mẹ, và từ ngày đến trường đến giờ chưa bao giờ Thư nhắc về Mẹ trước mặt các bạn trong lớp, ngày nào đến trường Mẹ cũng chở Thư bằng chiếc xe đạp cũ kỹ rồi trở về nhà tất tưởi lo cơm nước rồi lại còng lưng trên chiếc xe ba ghác đi thu mua ve chai, ngôi nhà nhỏ mà hai mẹ con sống lúc nào cũng lỉnh kỉnh đồ ve chai mặc dù Mẹ đã cố gắng cho nhà được gọn gàng nhưng vì công việc nên dù có thu dọn vẫn thấy ngôi nhà thật bừa bộn, lúc trước có Ba đi làm Mẹ ở nhà nội trợ nấu ăn, kể từ ngày Ba mất Mẹ ở vậy nuôi Thư ăn học Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Ba, thấy Mẹ vất vả Thư cũng thương Mẹ lắm, nhưng những cảm xúc và tình cảm ấy chưa bao giờ Thư bày tỏ với Mẹ,
Chiều nay Mẹ đi mua ve chai ngang qua trường học của Thư, ngay lúc tan trường Mẹ đứng xa xa vẫy tay với Thư. Thư đang cùng các bạn tíu tít ra khỏi sân trường, thấy Mẹ, Thư như lờ đi, tưởng con không thấy mình Mẹ lại vẫy tay về phía Thư, mấy nhỏ bạn hỏi:
"ủa có người vẫy Thư kìa!".
Thư như lờ đi: - đâu có
Cô ve chai kìa bộ Thư quen cô ấy hả?
Thư lắc đầu: mình không quen!
Rồi Thư chạy về phía trạm xe Bus lên xe ngồi, nhìn qua tấm kính cửa sổ bóng Mẹ xa dần ở cổng trường, đặt tay lên ngực Thư thấy tim mình đập liên hồi, như đang trốn chạy điều gì hay Thư đang tự mình phủ nhận một người Mẹ, trong đầu Thư hiện lên hình ảnh người Mẹ với khuôn mặt buồn bã và nước mắt cô bé bắt đầu rơi, trong lòng một cảm giác khó tả và lộn xộn nhiều ngổn ngang, Xe Bus dừng lại xuống khỏi xe Thư chạy thật nhanh vào nhà ôm mặt khóc nức nở. Chẳng biết Mẹ về tới nhà từ bao giờ thấy Thư đang khóc Mẹ khẽ hỏi:
Con không thấy vui khi Mẹ đến trường học của con sao?
Mọi bực tức trong tiếng khóc: - Sao Mẹ đến trường học của con? Tiếng Thư như cây kim đâm vào trái tim người Mẹ
Mẹ xin lỗi vì đi ngang qua trường Mẹ muốn nhìn thấy con gái Mẹ xinh thế nào trong bộ áo dài thôi! Mẹ quay đi gạt giọt nước mắt thầm.
Bữa cơm tối hôm ấy Thư không nói câu nào với Mẹ, bầu khí có gì đó ảm đạm trong ngôi nhà nhỏ này, Mẹ như quên hết chuyện của chiều nay, vẫn cứ ân cần ghắp đồ ăn cho Thư: - ráng ăn có sức mà học con à. Tưởng chừng như trái tim người Mẹ lớn hơn rất nhiều so với hờn trách của con cái, để làm nên tình thương rất riêng và thiêng liêng của người Mẹ dành cho con, chẳng vì thế mà người ta ví trái tim của người Mẹ rộng tựa biển Đông đong đầy tình yêu thương cho thế giới không khô cằn là vậy. Sau khi hai mẹ con đọc kinh rồi đi ngủ Thư khẽ ôm lấy vai của Mẹ:
Mẹ ơi con xin lỗi!
Hôm nay đi học về, Thư thấy trong nhà có một người đàn ông lạ mặt đang nói chuyện với Mẹ, thấy Thư đi học về người đàn ông mỉm cười nói:
Chào con gái!.
Thư nhìn người đàn ông chằm chặp, không nói lời nào, thấy thế Mẹ nhắc:
Con chào Chú đi.
Thư không chào nhưng đi thẳng vào phòng và đóng cửa r..ầ... một lúc sau người đàn ông ấy đi về, Mẹ gọi Thư ra để nói chuyện: - đó là Chú Thành ở xóm trên quen với Mẹ chú là người tốt, hai mẹ con mình về ở bên nhà chú ấy, chú ấy sẽ cùng với Mẹ chăm sóc con ăn học cho tử tế con thấy thế nào?
Đôi mắt Thư rưng rưng nước mắt cô bé không muốn chia sẻ Mẹ với ai cả, cô bé chỉ muốn Mẹ thương một mình thôi:
không con không muốn ở nhà chú ấy đâu, con chỉ cần một mình Mẹ thôi. Và rồi ngôi nhà ve chai ấy vẫn lủi thủi hai Mẹ con.
Chẳng biết Thư có hiểu hết tình thương của Mẹ hay không nhưng còn đó cái tuổi ương bướng và bồng bột của Thư đã không ít lần làm Mẹ đau khổ, nhưng không vì thế mà Mẹ thôi không thương Thư nữa. Cái nghề vất vả ve chai ấy đã hằn nếp nhăn trên trán Mẹ, mái tóc Mẹ hong đầy nắng mưa đâu đó điểm sợi bạc, đôi tay Mẹ chai sần và sứt sẹo bởi những vết đứt do bất cẩn với lon nước ngọt hay mảnh thủy tinh vỡ mà vẫn chắt chiu từng đồng tiền gửi đi đóng học cho Thư trong suốt những năm Thư học đại học, hiểu hoàn cảnh gia đình vất vả Thư trân quý từng đồng tiền Mẹ gửi lên Thư ra sức học hành chăm chỉ buổi chiều phụ một quán ăn, thấy cô sinh viên ngoan ngoãn hiền lành và chăm chỉ nên bà chủ cũng thương hay thêm tiền thưởng để đóng học, và cuộc sống giữa thành thị không đơn giản chút nào, số tiền lương đầu tiên Thư để dành muốn mua tặng Mẹ chiếc áo và đóng tiền nhà trọ không cánh mà bay vì bị cô bạn cùng phòng lấy trộm, vì không có bằng chứng nào nên không thể đòi lại được, cuộc sống là thế buồn bã, trên đường đi học về có một người phụ nữ đến nhờ Thư nạp tiền điện thoại dùm vì quên đeo kính nên không thấy rõ, nạp tiền điện thoại xong người phụ nữ mời Thư đi uống nước bên vỉa hè, thấy người phụ nữ vui vẻ nên Thư cùng với người phụ nữ ấy bước vào một quán nước ven đường, hai người nói chuyện biết Thư là sinh viên người phụ nữ có ý muốn giúp đỡ việc làm lương cao cho Thư
Ngày mai đến địa chỉ này gặp cô, bảo đảm làm việc lương cao dư tiền đóng học.
Người phụ nữ đi khuất Thư cầm tờ giấy có ghi địa chỉ và số điện thoại của người phụ nữ: Quán Café Thùy Dung, Thư nghĩ mình sang đây làm thêm xem có khá hơn ở quán ăn hay không.
Hôm sau Thư tìm đến quán café Thùy Dung ấy, được người phụ nữ ra đón tiếp và dẫn Thư vào quán nhìn xung quanh quán Café nhập nhòe sáng tối có mấy cô gái đánh son đỏ chót, nhìn thấy dáng vẻ ngây thơ lại quê quê của Thư họ nói:
Em mới đến lại đây mấy chị trang điểm cho!.
Thư thấy rùng mình, còn người phụ nữ hẹn Thư đến thì nói nhỏ:
Hôm nay em chỉ bê café cho khách thôi nhé!.
Rồi quay lại quát: Mấy đứa kia lo tiếp khách đi ma cũ bắt nạt ma mới. tối hôm ấy khi bê Café cho một người đàn ông, bất chợt ông ta cầm lấy tay Thư: - cô em tối nay anh chọn cô em.
Thư sợ hãi la lên: - bỏ ra
Thư rùng mình định chạy ra khỏi quán nhưng Bà chủ chặn Thư lại,
Này em gái muốn kiếm tiền dễ dãi thì chỉ có cách này thôi. Chiều khách đi em. Thư nhận ra họ không chỉ bán café mà còn bán thân nữa.
Không......... và Thư chạy ra khỏi quán vào đêm tối, mà không biết mình đi đâu.
Chạy mãi khi nhận ra mình đang lang thang trên hè phố, định hình Thư bắt đầu định hướng quay về nhà trọ đâu đó tiếng nói ấm áp của Mẹ vang lên trong đầu Thư "con à, Mẹ làm nghề mua ve chai là những thứ người khác bỏ đi nhưng có nơi khác lại cần nó để tái chế, cuộc đời con phải sống sao cho đẹp là cái Thiên Chúa chứ đừng biến cuộc đời mình thành phế liệu nghe con". Lời dạy của Mẹ như sức nâng đôi chân Thư đi về phía ánh sáng "con phải sống sao là người Công Giáo đúng nghĩa không chỉ là con của mẹ nhưng còn là con của Chúa nữa"
Đâu đó người ta vẫn bắt gặp cô sinh viên đi qua hẻm nhỏ đến nhà thờ đi lễ, tan vào dòng người của sài gòn chiều ấy Thư nhận ra niềm vui của người Công Giáo đến nhà thờ để gặp Thiên Chúa hay thương xót của mình.
Ngày mặc chiếc áo tốt nghiệp đại học Thư hạnh phúc vì suốt bốn năm qua Thư đã cố gắng học thật tốt, ôm Mẹ thật chặt để nói lời cảm ơn. Vì thành quả của Thư hôm nay là mồ hôi và nước mắt của Mẹ đã đong đầy cuộc đời Thư. Sao nói hết bằng lời mượn núi Thái Sơn để đo ân tình, mượn biển Đông để đếm hết tình thương của Mẹ. Mẹ không chỉ chăm sóc mà còn dạy Thư sống Đức tin của người Kitô hữu giữa thế giới hôm nay.
【Nt Maria Hồng Hà. CMR】