Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng ( Lễ kính 22/10 ) - Tác giả: Đinh Văn Tiến Hùng

Lan Mary
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II sinh ngày 18.05.1920 tại Wadowice - một thành phố cách Kraków (Ba Lan) chừng 50 km - ngài là người con út trong 3 người con của ông Karol Wojtyła và bà Emilia Kaczorowska, qua đời vào năm 1929. Người anh cả của ngài là Edmund, bác sĩ, qua đời năm 1932 và thân sinh của ngài, một sĩ quan quân đội qua đời vào năm 1941. Trong khi chị của ngài, Olga, qua đời trước khi ngài được sinh ra. NGUỒN:

Đức Gioan Phaolô II vị Giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo


1. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ (1978 - 2005)


Hôm nay chúng ta mừng lễ thánh Gioan-Phaolô II vị giáo Hoàng của thời đại.

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II sinh ngày 18.05.1920 tại Wadowice - một thành phố cách Kraków (Ba Lan) chừng 50 km - ngài là người con út trong 3 người con của ông Karol Wojtyta và bà Emilia Kaczorowska, qua đời vào năm 1929. Người anh cả của ngài là Edmund, bác sĩ, qua đời năm 1932 và thân sinh của ngài, một sĩ quan quân đội qua đời vào năm 1941. Trong khi chị của ngài, Olga, qua đời trước khi ngài được sinh ra.

Được rửa tội vào ngày 20.06.1920 tại nhà thờ giáo xứ Wadowice ngay bên cạnh nhà của gia đình ngài do cha Franciszek Zak; rước lễ lần đầu lúc 9 tuổi và lãnh nhận bí tích Thêm sức lúc 18 tuổi. Sau khi học hết chương trình trung học tại Marcin Wadowita, Wadowice, năm 1938, cậu ghi danh vào Đại học Jagellónica, Cracovia.

Khi quân xâm lược Naziste đóng cửa trường đại học vào năm 1939, cậu Karol làm việc (1940-1944) trong một hầm mỏ, và sau đó, trong một nhà máy hóa chất Solvay để kiếm sống và tránh bị đưa vào các trại tập trung bên nước Đức.

Từ năm 1942, cảm thấy mình có ơn gọi làm linh mục, cậu bắt đầu theo học tại Đại Chủng viện chui tại Cracovia dưới sự hướng dẫn của chính Tổng Giám mục Cracovia, ĐHY Adam Stefan Sapieha. Trong thời gian đó, thầy cũng là một trong những người tổ chức "Kịch nghệ Rapsodico", cũng dưới hình thức chui.

Sau khi chiến tranh kết thúc, thầy tiếp tục theo học trong Đại Chủng viện Cracovia mới được mở cửa lại, và tại Phân khoa Thần học của Viện Đại học Jagellónica, cho đến khi chịu chức linh mục tại Cracovia vào ngày 11.11.1946, do sự đặt tay của Đức Tổng Giám mục Sapieha.

Sau đó, ngài được gởi qua Roma để theo học dưới sự hướng dẫn của cha Dòng Đa Minh người Pháp, cha Garrigou-Lagrange, và vào năm 1948, ngài đậu tiến sĩ thần học với luận án: "Đức tin trong các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh giá" (Doctrina de fide apud Sanctum Ioannem a Cruce). Trong thời gian này, vào các kỳ nghỉ hè, ngài thường làm việc mục vụ cho người Ba Lan tại Pháp, Bỉ và Hòa Lan.

Vào năm 1948, ngài trở về Ba Lan, lúc đầu làm phó xứ Niegowic, gần Cracovia, và sau đó, làm phó xứ Thánh Floriano, trong thành phố. Đồng thời, ngài cũng làm tuyên úy sinh viên cho đến năm 1951, vừa theo học triết học và thần học. Vào năm 1953, ngài trình luận án tại Đại học Công giáo Lublino với đề tài: "Thẩm định khả năng thiết lập một nền luân lý Kitô từ hệ thống luân lý của Max Scheler". Sau đó, ngài trở thành giáo sư Thần học Luân lý trong Đại Chủng viện Cracovia và tại Phân khoa Thần học Lublino.

Ngày 04.07.1958, Đức Giáo hoàng Piô XII đặt ngài làm giám mục hiệu tòa Ombi và giám mục phụ tá Cracovia. Ngài được thụ phong giám mục vào ngày 28.09.1958 tại nhà thờ chánh tòa Wawel (Cracovia), do sự đặt tay của Đức Tổng Giám mục Eugeniusz Baziak.

Ngày 13.01.1964, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đặt ngài làm Tổng Giám mục Cracovia và rồi đề cử ngài lên tước vị Hồng y vào ngày 26.06.1967.

Ngài tham dự Công đồng Vaticano II (1962-1965) với sự đóng góp quan trọng trong việc soạn thảo Hiến chế Gaudium et Spes. Với tư cách Hồng y, ngài cũng là thành viên trong 5 Thượng Hội đồng Giám mục trước khi trở thành Giáo hoàng vào ngày 16.10.1978 và long trọng khởi đầu tác vụ Thánh Phêrô vào ngày 22.10.1978.

Ngài qua đời tại Vatican ngày 02.04.2005, lúc 21:37 (gần hết ngày thứ Bảy, bước vào Ngày Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót).

Từ chiều hôm ấy cho đến lễ an táng của ngài vào ngày 08.04, đã có hơn ba triệu khách hành hương đến Roma để kính viếng ngài, dù phải xếp hàng chờ đợi cả 24 giờ mới có thể vào được bên trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.

Sau đó ngày 28.04, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã miễn chuẩn thời gian chờ đợi 5 năm sau ngày qua đời để khởi sự thủ tục phong chân phước và phong thánh cho Ngài. Thủ tục này đã được chính thức khai mở vào ngày 28.06.2005 do Đức Hồng y Camillo Ruini, Tổng Đại diện coi sóc giáo phận Roma.

Bốn năm sau, ngày 19 tháng 12 năm 2009 ngài đã được Giáo hoàng Bênêđictô XVI phong là Đấng đáng kính và đến ngày 1 tháng 5 năm 2011 ngài được phong chân phước.

Cuối cùng ngài được Giáo hoàng Phanxicô tuyên thánh vào lúc 10g (3g chiều Việt Nam), ngày lễ Lòng Chúa Thương Xót 27.4.2014 ngày 27 tháng 4 năm 2014. Vì ngài là người sáng lập ra Đại hội Giới trẻ Thế giới nên được chọn là một trong những vị quan thầy bảo trợ cho nhiều kỳ đại hội này kể từ năm 2008.

2. CON ĐƯỜNG NÊN THÁNH


Có thể nói con đường nên thánh của Ngài được đặt trên nền tảng của ba cột trụ này:

- Bí tích Thánh Thể.

- Bí tích hòa giải

- Và lòng sùng kính Đức Mẹ


Trước mỗi chuyến công du, ngài cầu nguyện rất nhiều, xưng tội trước khi đi công du. Ngài vẫn giữ thói quen rất lành thánh là xưng tội hằng tuần. Ngài cổ võ mạnh mẽ cho việc tôn sùng Thánh Thể. Khi viết về những giáo huấn liên quan đến đức tin, ngài thường quỳ gối viết trước Thánh Thể, gần giống như Thánh Thomas Aquino dựa đầu vào Nhà Tạm trước khi nói về Thánh Thể.

Đặc biệt Ngài là "Giáo hoàng của Đức Mẹ" với khẩu hiệu "Totus Tuus" (Tất cả của con là của Mẹ, con hoàn toàn thuộc về Mẹ). Đức Gioan-Phaolô II rất trung thành với Chuỗi Mân Côi, ngài lần hạt từng ngày. Vào mỗi thứ Bảy đầu tháng, ngài lần hạt chung với giáo dân tại Hội trường Phaolô VI. Dịp các Đức Giám Mục hành hương năm 2000, ngài mời chị Lucia đến đọc Kinh Mân Côi, chị đọc một bè bằng tiếng Bồ Đào Nha, ngài và các Giám mục đọc một bè bằng tiếng La Tinh. Ngài đã viết hai văn kiện lớn về Đức Mẹ: Thông điệp Redemptoris Mater (Mẹ Đấng Cứu Độ) và Tông thư Rosarium Vigilis Mariae (Kinh Rất Thánh Mân Côi). Chính ngài đã thêm vào Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng và công bố Năm Mân Côi (từ tháng 10.2002 đến tháng 10.2003).

Cuối cùng, nói đến Đức Gioan-Phaolô II chúng không thể không nói đến sáng kiến đặc biệt của Ngài đối với Giới trẻ. Sáng kiến của Ngài vẫn còn được duy trì trong Giáo Hội mãi đến hôm nay và có lẽ cho đến ngày tận thế. Sáng kiến này được bắt đầu vào năm 1985. khi ngài công bố lập ngày giới trẻ thế giới (JMJ) 2 năm 1 lần. Đầu tiên là Rôma (1985), Buenos Aires (Argentine 1987), Santiago de Compostella (Tây Ban Nha 1989)...và nhiều nơi sau đó trên thế giới, để những người trẻ có thể gặp gỡ nhau, cùng ngài tôn vinh Thiên Chúa, đồng thời cùng nói lên niềm hy vọng của nhân loại, rồi sẽ trở về nhà như "những chứng nhân không chút sợ hãi của Tin Mừng "

Với sáng kiến này, Ngài đã truyền cho giới trẻ sự dũng cảm, lòng nhiệt thành khi phải đối đầu với nền văn hóa của sự chết như chiến tranh, bạo lực, nạn phá thai,... để duy trì sự sống cho con người.

Xin được kết thúc bằng Lời của Ngài nói với các bạn trẻ năm 1993 trong diễn từ tại Denver, Colorado, nơi tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế giới:

Hỡi những người trẻ.

Chúa Kitô cần tới các con để thắp sáng địa cầu, để chỉ cho nhân loại 'nẻo đường đi tìm sự sống (Ps. 16:11. Thách thức mới là các con cần phải thể hiện sự có mặt của Giáo hội Chúa bằng chính cuộc đời và lối sống cụ thể của các con. Các con hãy sắp sẵn trí khôn, tài năng, lòng nhiệt thành và tình thương của các con để đối diện với đời sống và phục vụ đời sống.

Các con đừng sợ xuống đường để đi tới những nơi công cộng như các thánh Tông Đồ xưa. Giờ không còn là thời điểm để các con xấu hổ vì Phúc Âm (cf. Rom. 1:16) Giờ là thời điểm để các con rao giảng từ trên mái nhà (cf. Mt. 10:27). Các con đừng sợ phá vỡ nếp sống tiện nghi và thói quen để chấp nhận thách đố: làm thế nào để khuôn mặt Chúa Giêsu được thế gian biết đến?...


(Diễn từ tại Denver, Colorado, nơi tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế giới năm 1993)

Lm Giuse Đinh Tất Quy



GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG CẢ THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ


Ngài cũng là vị giáo hoàng của người trẻ: ngài đã lập ra ngày đại hội giới trẻ (1985) và cử hành Thánh Lễ tại khắp năm châu.

Ngài cũng là vị giáo hoàng được nhiều vị lãnh đạo ngưỡng mộ và ca tụng nhất [2] cả thế giới.

"Luật sư không mệt mỏi của hòa bình" (Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan).

"Vị lãnh đạo tinh thần lớn lao nhất" (Đức Đạt Lai Lạt Ma).

"Nhân vật nhân bản hàng đầu của địa cầu đã giã biệt chúng ta. Ngài đã có thể thực hiện thật nhiều công việc không những cho người Công Giáo mà còn cho toàn thể nhân loại" (Ông Mikhail Gorbachev, nguyên TBT Liên Xô).

"Anh hùng tranh đấu cho nhân phẩm và Tự do: Giáo Hội Công Giáo đã mất đi vị mục tử của mình, thế giới đã mất đi một vị thủ lãnh của quyền tự do con người" (Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush).

"Tấm gương sáng lạn một đức tin chân thật và một tinh thần thẳm sâu. Thế giới vừa mất đi một nhà lãnh đạo quan trọng nhất của thiên niên kỷ" (Thủ tướng Anh, Tony Blair).

"Một Vị Giáo Chủ ngoại hạng, không ngừng chỉ cho hết mọi người và hết mọi dân tộc con đường của hòa giải, của liên đới và của tự do" (Tổng thống Pháp, Jacques Chirac).

"Đức Giáo Hoàng là một hình ảnh nổi bật trong thời đại chúng ta, tên tuổi Ngài gắn liền với cả một thời đại" (Tổng thống Nga, Vladimir Putin).

"Tông đồ của hòa bình" (Thủ tướng Canada, Paul Martin).

"Con người của hòa bình và người bạn của dân tộc Do Thái" (Thủ tướng Do Thái, Ariel Sharon).

"Một gương mặt tôn giáo nổi bật, một người tận hiến cuộc đời tranh đấu cho những giá trị của hòa bình, tự do và bình đẳng" (Chủ tịch Palestine, Mahmoud Abbas).

– "Nhân vật đầy nhân đức và tình thương" (Tổng thống Nigeria, Olusegun Obasanjo).

"Ngài chính là cột trụ vững chắc về luân lý và tinh thần cho toàn thể nhân loại" (Thủ tường Ấn, Manmohan Singh).


"Chúng ta biết Ngài là một nhân vật rất khoan dung, độ lượng và luôn hỗ trợ cho mọi hoạt động dựng nên sự hài hòa và hiệp nhất giữa các tôn giáo với nhau, đặc biệt là những cuộc đối thoại liên tôn giáo" (Tổng thống Indonêsia, Susilo Bambang Yudhoyono).

"Trong 26 năm qua, Đức Thánh Cha đã luôn mời gọi chúng ta nhìn lên Chúa Kitô, lý do duy nhất cho niềm hy vọng của chúng ta" (ĐHY Angelo Sodano).

"Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người cha chung của tất cả chúng ta, một người cha lúc nào cũng dành cho Việt Nam của chúng ta một tình yêu sâu sắc với câu nói bất hủ 'Việt Nam luôn ở trong tim của cha'" (ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Sài Gòn).

"Ngài đúng là người mục tử tỉnh thức luôn chu toàn nhiệm vụ. Ngài đã chăm sóc cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào " (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Hà nội)


CỐ TT RONALD REAGAN VÀ GH GIOAN PHAOLÔ II




Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ Ronald Reagan đã qua đời ngày thứ bảy 05-06-2004, hưởng thọ 93 tuổi. Nhiều nhân vật tên tuổi quốc tế đã lên tiếng ca ngợi ông là vĩ nhân và nhắc đến công lao của ông trong việc đánh sập khối cộng được tượng trưng bởi bức tường Bá Linh là nơi ông đã chỉ vào đó mà nói với cựu Tổng Thống Liên Xô Gorbachev rằng cần phải phá bỏ nó đi. Chính ông này đã phát biểu là nếu không có Reagan thì sự việc đã không xảy ra như nó đã xảy ra. Để ghi lại thành tích này, cựu Tổng Thống Bill Clinton, thuộc đảng Dân Chủ cũng phát biểu là nên khắc họa một mảnh của bức tường đó nơi tòa nhà mang tên Reagan đặt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Nhân dịp này chúng tôi xin cống hiến bạn đọc một số dữ kiện lịch sử liên quan đến công lao to tát của ông trong sự sụp đổ thình lình của khối cộng sản Đông Âu vào năm 1989.

Trước hết tưởng cũng nên thêm rằng trong việc đánh đổ khối cộng, ba vị tổng thống của đảng Cộng Hòa đã góp phần quyết định. Đó là Tổng Thống Nixon, Tổng Thống Bush (cha) và đặc biệt là Tổng Thống Reagan.

Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại thường trách cố Tổng Thống Nixon bỏ rơi VNCH. Một số người Mỹ, vì lý do phản chiến hay một lý do nào khác, thường chê Tổng Thống Nixon "diều hâu, hiếu chiến". Ngoài ra còn có vụ Watergate làm ông bị ô danh và phải từ chức.

Nhưng về phương diện chống cộng sản thì ai cũng phải công nhận Nixon là người có quyết tâm và chiến lược sách lược khôn khéo, tài tình. Ông đã can đảm rút đươc quân đội Mỹ đang sa lầy ở chiến trường VN về nước trong danh dự. Kế đó là sách lược "ngoại giao bóng bàn" với Bắc Kinh. Hiệp ước chổng phi đạn với Liên Xô. Rồi chiến dịch bao vây nước này bằng kinh tế... vân vân.

Đến thời Tổng Thống Reagan thì Liên Xô đã bị dụ vào cuộc chạy đua võ trang đến đứt hơi với kế hoạch phòng thủ chiến tranh giữa các vì sao (Star war). Rồi những cuộc tiếp xúc của R. Reagan, và G. Bush, với Gorbachev và Giáo Hoàng John Paul II (Gioan Phao-lô đệ nhị).

Và còn biết bao điều nằm trong những kế hoạch tối mật ít người biết. Cho đến khi mọi chuyện đã xong xuôi, đầu năm 1992, ta mới được biết rằng trong thập kỷ 80 giữa chính quyền Reagan của đảng Cộng Hòa và tòa thánh Vatican với đương kim giáo hoàng đã có một Liên Minh Bí Mật Thần Thánh với mục đích chung là đánh sập chế độ cộng sản ở Đông Âu, khởi sự từ Ba Lan, là nước rộng nhất (120,725 dặm vuông) và cũng đông dân số nhất (khoảng 35 triệu) với trên 80% là tín đồ công giáo.

Tại sao lại chọn Ba Lan làm khởi điểm?

Bởi vì Ba Lan là nước lớn nhất nằm ngay ở giữa và là tổng hành dinh của hiệp ước Varsovie, có biên giới chung với Liên Xô, Tiệp Khắc và Đông Đức. Vị giáo hoàng lúc ấy lại là người Ba Lan, đã từng là nạn nhân của cộng sản, rồi khi làm giáo hoàng còn bị CS thuê người ám sát mà không chết, cũng như chính Tổng Thống Reagan từng chết hụt trong một cuộc ám sát cách đó chỉ có sáu tuần.

Chỉ nguyên việc này cũng đủ làm cho Reagan tin rằng mọi sự đã được an bài theo sự quan phòng của Thượng Đế. Nói theo ngôn ngữ Á Đông thì đây là cái cơ duyên (hay duyên trời) khiến hai vĩ nhân của thời đại gần nhau, hợp tác với nhau để cùng chung sức đương đầu với sự ác.

Hai đoàn phụ tá cùng một quyết tâm tại Hoa Thịnh Đốn và Vatican

Một cơ duyên khác ở cấp thấp hơn là chung quanh Reagan lúc ấy có rất nhiều phụ tá tài ba là người công giáo rất mộ đạo cũng cùng một quyết tâm phá tan chế độ cộng sản vô đạo. Trong số này, có những khuôn mặt nổi bật như giám đốc Trung Ương Tình Báo William Casey, các cố vấn an ninh William Clark, Richard Allen, các đại sứ William Wilson (cạnh Vatican) và Vernon Walters (đại sứ Lưu Động) và ngay cả ngoại trưởng Alexander Haig. Về phía giáo quyền, tại Mỹ lúc ấy còn có Hồng Y John Kroll mà thân phụ sinh trưởng ở Balan, là vị hồng y có những mối liên hệ gắn bó nhất với Giáo Hoàng ở Vatican, và cũng là vị hồng y sẵn sàng đón tiếp những con chiên nhiều quyền lực trong chính quyền Reagan lúc ấy như Casey và Walters để mưu tính những kế hoạch mật nhằm cứu nhân loại khỏi họa cộng sản.

Sự tiếp xúc giữa các nhân vật quan trọng trong chính quyền Reagan với giáo hội Công Giáo không qua hệ thống giáo quyền thông thường mà qua cá nhân các yếu nhân như Giám Mục Bronislav Dabrowski phụ tá cho Hồng Y Glemp ở Ba Lan, hay Hồng Y John Krol ở Philadelphia.

Giám đốc CIA Casey và cố vấn an ninh Clark thường tiếp xúc và xin ý kiến của Tổng Giám Mục Pio Laghi vào những buổi sáng sớm, bàn thảo với ông về nhiều vấn đề thế giới, nhưng phần lớn đặt ưu tiên cho tình hình Ba Lan.

Liền sau khi lãnh tụ cộng sản Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski tuyên bố thiết quân luật vào ngày 13 tháng 12 năm 1981, hạ lệnh bắt giam khoảng 6,000 lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK), xử tử chín người và cấm công đoàn này hoạt động, Tổng Thống Reagan liền gọi Giáo Hoàng để xin cố vấn. Ngoại Trưởng Haig cũng lập tức phái đại sứ lưu động Walters lên đường sang Vatican xin yết kiến Giáo Hoàng và Hồng Y Agostino Casaroli, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh. Walters đã đóng vai trò con thoi giữa Hoa Thịnh Đốn và Vatican đích thân gặp Giáo Hoàng tổng cộng 12 lần. Còn giám đốc CIA Casey thì hễ có dịp sang Âu Châu hay Trung Đông là lại ghé xin yết kiến Giáo Hoàng trước tiên.

Tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Giám Mục Pio Laghi cũng tới gặp đích thân Tổng Thống Reagan ít nhất là 6 lần. Và thường ông không vào cổng chính để tránh sự soi mói của phóng viên báo chí. Giám đốc CLA. Casey và cố vấn an ninh Clark cũng thường lén đến thăm TGM Laghi vào buổi sáng sớm để bàn cách đối phó với tình hình Ba Lan, nhất là để bàn thảo về những điều cần phải nhờ đến Giáo Hoàng.
Minh Võ

THÁNH GIOAN PHAOLÔ II VỚI GIÁO HỘI VIỆT NAM


- Năm 1988, ngài tuyên Thánh 117 vị Tử Đạo tại Việt Nam.

- Năm 2000, ngài phong Chân phước cho Anrê Phú Yên, là Thánh Tử Đạo tiên khởi của Việt Nam.

- Ngài đã phong 4 Hồng Y cho Giáo hội Việt Nam:

Giuse Maria Trịnh Văn Căn - Năm 1979.

Giuse Phạm Đình Tụng - Năm 1994

FX. Nguyễn Văn Thuận - Năm 2001

GB. Phạm Minh Mẫn - Năm 2003


- Năm 1990, khi gặp gỡ Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngài nói: "...Dù các cuộc gặp gỡ ít ỏi trong thời gian qua, nhưng sự hiệp thông giữa chúng ta vẫn mạnh mẽ và tình liên đới vẫn sâu xa. Cùng với chư huynh, tôi khấn xin lời bầu cử của Thánh Phêrô, Phaolô, và các Thánh Tử Đạo Việt Nam cho Giáo hội tại xứ sở của chư huynh. Tôi xin phó thác Giáo hội này cách riêng, cho sự trung gian hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria."

Năm 1998, Năm Toàn Xá, kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang. ĐGH dự định về dâng lễ trong sự kiện này nhưng không thành! Trong Sứ điệp gửi toàn thể giáo dân Việt Nam ngày 16.12.1997, ngài viết: "Cha cầu chúc cho những tín hữu trong năm toàn xá này, đã đến cầu nguyện với Đức Mẹ La Vang tại đền thánh của Người hoặc ở những nơi khác, được tìm thấy một sức mạnh tông đồ cho đời sống Kitô hữu của họ và nhận lãnh ơn an ủi cùng sức mạnh, trước bao âu lo của cuộc sống. Cha đồng tâm hiệp ý trong lời cầu nguyện với đông đảo khách hành hương về La Vang và tha thiết khẩn cầu Mẹ Chúa Kitô, Mẹ nhân loại, cho toàn thể dân tộc Việt Nam cũng như cho các cộng đoàn Kitô hữu người Việt sống tại nước ngoài. Ước gì họ đặt tin tưởng vào Đức Trinh Nữ rất thánh, Đấng đang đồng hành với họ trong cuộc sống lữ hành trần thế, với tất cả tình thương hiền mẫu. Dù sống bất cứ ở nơi đâu, ước gì họ là những môn đệ của Chúa Kitô, trung thành và quảng đại làm chứng cho tình yêu vô biên của Thiên Chúa ở giữa anh em mình."

- Năm 2000, Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận được ĐGH Gioan Phaolô II cử giảng phòng trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay của Giáo triều Roma.

Sau khi nghe bài giảng, ĐGH Gioan Phaolô đã viết cho Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận một văn thư nói lên những lời tâm tình sau đây:

"Tôi đã ước mong rằng trong năm Đại Toàn Xá này, có một chỗ đặc biệt được dành cho chứng tá của những người đã chịu đau khổ vì đức tin, đã trả bằng máu sự gắn bó của họ đối với Chúa Kitô và Giáo hội, hoặc chịu đựng những năm thật dài cảnh tù ngục và thiếu thốn đủ loại".

ĐGH Gioan Phaolô II còn tiếp riêng và tặng cho ĐHY FX một chén lễ. Đức Hồng Y quá cảm kính nói lên lời: "Cách đây 24 năm, khi cử hành Thánh lễ với ba giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay, tôi không bao giờ tưởng tượng, ngày hôm nay Đức Thánh Cha tặng tôi một chén lễ mạ vàng. Thiên Chúa thật cao cả và tình thương của Ngài cũng cao cả."

- Năm 2002 ĐHY FX qua đời, ĐTC gởi 3 điếu văn, trong đó có điếu văn gởi cho bà cố ĐHY Thuận, chia buồn sâu sắc và ban Phép lành Tòa Thánh cho bà cố.

- Tháng 2 năm 2002, ngài làm phép 6 tượng Đức Mẹ La Vang tặng cho người Việt ở hải ngoại trong tâm tình "Hiệp Nhất Để Sống và Loan Báo Tin Mừng.

- Ngài luôn miệng gọi "Việt Nam" khi ban chức Thánh cho các đấng bậc Việt Nam.

- Sứ điệp mang tính thời sự đối với giáo dân Việt Nam: ĐGH Gioan Phaolô II gửi đến Hội ngộ niềm tin 2003, qui tụ anh chị em Công giáo Việt Nam từ khắp nơi tụ về Roma, hiệp nhất để sống và loan báo Tin Mừng:

1. Hiệp nhất giữa các thành phần dân Chúa, Công giáo trong & ngoài nước.

2. Tha thứ cho người gây tổn thương bách hại mình.

3. Nhiệt tâm Loan báo Tin Mừng, theo gương các Thánh tử đạo.


VĨ NHÂN THỜI ĐẠI


Thế kỷ hai mươi Vĩ Nhân xuất hiện,
Như ánh thái dương tỏa sáng huy hòang,
Như trăng soi đêm tăm tối trần gian
Mà nhân loại mong Tin yêu Hy vọng.

Nguồn vui mới sẽ dâng trào sống động,
Một danh nhân với đời sống chân tình,
Lòng đạo đức sẵn có từ gia đình,
Vì thế luôn được mọi người yêu quý.

Tuổi trẻ đam mê văn chương triết lý,
Sáng tác kịch kiêm điều khiên chương trình,
Đóng vai diễn xuất lại chính là mình,
Hầu như trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Nhưng quyết từ bỏ không hề luyến tiếc,
Theo tiếng âm thầm thúc dục thiêng liêng,
Tuân theo Thánh Ý như một lệnh truyền,
Giã từ thế tục trở thành tu sĩ.


Chức Linh mục với luận án tiến sĩ,
Yêu lớp trẻ khuyên chăm chỉ học hành,
Những buổi cắm trại vui chơi an lành,
Xây dựng đất nước tương lai đổi mới.

Giám Mục tuổi ba tám dự Cộng đồng,
Điều hành bốn bộ khi là Hồng Y,
Liên tiếp qua hai triều đại Giáo Hoàng,
Ngài luôn nhiệt tâm chức vụ đảm trách.

Ngày mười sáu tháng mười bảy tám,
Biến cố vĩ đại nhân loại chờ mong,
Tất cả Hồng Y đoàn đều đồng lòng,
Bầu Hồng Y Karol lên ngôi Giáo Chủ.

Từ đó Vị Chủ Chăn không quản ngại,
Những tông du vang vọng khắp năm châu,
Những giã từ lưu luyến khắp hoàn cầu,
Đượm tình nhân loại vô bờ bến.

Nay trên trời cao vẫn luôn nghĩ đến,
Ngài cúi mình nhìn ấp ủ đàn chiên,
Ngài hướng dẫn Giáo hội được vững bền,
Như năm xưa còn sống nơi dương thế.

Trái đất xóa tan mây đen bao phủ,
Ánh chiêu dương tỏa chiếu huy hoàng,
Trăng huyền diệu soi sáng khăp không gian,
Đón mừng một Vĩ Nhân đã xuất hiện.

KINH CẦU THÁNH GIOAN PHAOLÔ II


Ôi Thánh Gioan Phaolô II, từ cửa sổ thiên đường, xin ngài chúc lành cho chúng con! Xin ngài chúc lành cho Giáo Hội mà ngài từng yêu thương, phục vụ và hướng dẫn, từng can đảm dẫn đưa giáo hội theo những đường lối của thế gian để đem Chúa Giêsu đến với mọi người và đưa mọi người về với Chúa Giêsu. Xin ngài chúc lành cho giới trẻ, là những người mà ngài từng yêu quý. Xin giúp họ sống lại những ước mơ, xin giúp họ dám nhìn lên cao để tìm thấy ánh sáng chiếu soi những con đường sự sống ở trên trái đất này.

Xin ngài chúc lành cho các gia đình, cho từng gia đình! Ngài từng khuyến cáo chúng con về sự tấn công của Xa-tan đối với tia sáng linh thiêng quý giá và không thể thiếu mà Thiên Chúa đã thắp lên ở mặt đất. Ôi Thánh Gioan Phaolô, nhờ lời cầu khẩn của ngài, xin ngài gìn giữ gia đình và mọi sự sống đang nẩy nở từ gia đình.

Xin ngài cầu cho toàn thế giới vì nó vẫn đầy dẫy các vết tích của sự căng thẳng, chiến tranh và bất công. Ngài từng giải quyết chiến tranh bằng con đường đối thoại và gieo các hạt giống yêu thương: xin cầu cho chúng con để có thể trở nên những người gieo giống không mệt mỏi.

Ôi Thánh Gioan Phaolô, từ cửa sổ thiên đường, là nơi chúng con thấy ngài ở bên Đức Maria, xin đổ các ơn lành của Chúa xuống trên chúng con. Amem

TÀI LIỆU PHỤ THÊM: Quo Vadis, Domine và Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II



+ Tiên báo về Ngôi Giáo Hoàng.

Đêm trước ngày vào cơ mật viện để bầu Giáo Hoàng, Hồng Y Karol Wojtyla đã chuẩn bị hành lý để trở về Krakow, tổng giáo phận của ngàị Thế nhưng, ngài đã không trở lại Krakow nữa. Ngày thứ hai, 16 tháng 10 năm 1978, vị Hồng Y 58 tuổi này đã được bầu làm Giáo Hoàng và lấy tên là Gioan Phaolô IỊ Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Ba Lan, là vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải là người Italia kể từ 450 năm qua, và tính từ 150 năm trở lại, thì ngài là vị Giáo Hoàng trẻ nhất.

Trong khi chuẩn bị cho bài giảng Chúa Nhật đầu tiên kể từ lúc được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã nghĩ đến tác giả của quyển tiểu thuyết giả sử nổi tiếng "Quo vadis, Dominẻ" là ông Henryk Sienkiewicz, một văn sĩ và đồng thời cũng là một nhà ái quốc Ba Lan. Qua tác phẩm này, vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã so sánh tâm tình của mình với vị Giáo Hoàng đầu tiên là thánh Phêrô như được ghi lại trong tác phẩm "Quo vadis,Dominẻ", "Lạy Chúa, Chúa đang đi đâủ". Theo tác giả quyển tiểu thuyết giả sử, thì có lẽ thánh Phêrô thích ở lại quanh quẩn bên bờ hồ Genezareth hơn là đến giữa trung tâm của đế quốc La Mã để gặp không biết bao nhiêu chống đối và bách hạị Giữa lúc vị Giáo Hoàng đầu tiên toan tình trốn khỏi La Mã để trở về quê hương mình, thì ngài gặp lại Chúa Giêsu hiện ra đang đi ngược chiều với ngàị Ngạc nhiên về sự xuất hiện của Chúa, thánh Phêrô đã hỏi: "Quo vadis, Dominẻ" nghĩa là "Lạy Chúa, Chúa đang đi đâủ". Và Chúa Giêsu đã trả lời như sau: "Ta đang đi đến La Mã để chịu đóng đinh một lần nữa". Hiểu được ý Chúa, Phêrô đã quay trở lại La Mã và ngài ở lại đó cho đến khi chịu đóng đinh.

+ Vai trò Giáo Hoàng và tính bất bạo động

Vì đây là một liên minh thánh thiện với Tòa Thánh nên người ta không ngạc nhiên khi nhận thấy trong số hàng viện trợ chẳng bao giờ có súng ống, đạn dược, thuốc nổ. Cũng không có những cố vấn quân sự hay tình báo gián điệp... như đã từng xảy ra trong vụ Iran Contrad, Vịnh Con Heo hay trong chiến tranh Việt Nam trước đây.

Viện trợ quan trọng nhất, có tính quyết định, chính là những huấn thị khôn ngoan, dè dặt của Tòa Thánh, đặt quyền lợi của nước Chúa, quyền lợi của Con Người trên hết. Những huấn thị của Giáo Hoàng cho đoàn chiên đồng hương của người, cũng như những lời cố vấn dành cho các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ, khi tiếp xúc với Người được coi như những tinh hoa về văn minh Thiên Chúa Giáo rút ra từ 2000 năm kinh nghiệm của Giáo Hội.

Nhà báo Carl Bemstein (giải Pulitzer về báo chí) đã thuật lại lời Tổng Giám Mục Pio Laghi nói với ông về những cuộc gặp gỡ giữa ông và đại sứ lưu động Walters như sau: "Vai trò của tôi chủ yếu là giúp Vernon (Walters) được dễ dàng gặp đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha biết rõ dân tộc của Người. Đó là một hoàn cảnh rất ư phức tạp nhiêu khê – làm sao để nhấn mạnh về nhân quyển, về tự do tôn giáo và cố làm sao giữ cho CĐĐK khỏi chết mà không khiêu khích thêm chính quyền cộng sản. Nhưng tôi đã bảo Vernon: Hãy lắng nghe Đức Thánh Cha. Tòa Thánh có 2000 năm kinh nghiêm về vấn đề này."

Vì chính quyền Mỹ biết lắng nghe Giáo Hoàng, và vì con chiên đồng hương của Giáo Hoàng chịu lắng nghe và làm theo huấn thị của Người nên kết quả cụ thể là CĐĐK đã nhận được một cách dồi dào và kín đáo, an toàn những món tiền lớn, những máy móc tối tân về thông tin và truyền tin, về vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình, những máy in, mực in, giấy in, những tài liệu hướng dẫn việc sử dụng và điều khiển, điều hành các máy móc tân kỳ phức tạp này.

Nhờ vậy, chẳng bao lâu sau ngày đại khủng bố, Công Đoàn tại Ba Lan đã có khoảng 400 tập san, trong số đó có tờ lên tới 30,000 ấn bản. Những cuốn sách lớn và những tập tài liệu mỏng thách đổ chính quyền cộng sản được in ra và phổ biến có hàng ngàn. Những tác phẩm hài hước châm biếm dành cho con nít với những dụ ngôn, dã sử với hình Jaruzelski xấu xí kinh tởm, chủ nghĩa cộng sản như con rồng đỏ, còn Walesa thì uy nghi lẫm liệt như một hiệp sĩ anh hùng... Dưới hầm sâu của các giáo đường hay của tư thất các giáo hữu, hàng triệu người xem những cuốn băng video chống cộng được sản xuất ở ngoại quốc nhập lậu vào Ba Lan.

Với những máy móc tinh vi về truyền thanh truyền hình do CIA Mỹ cung cấp, các chuyên viên của CĐĐK có thể xen vào giữa các chương trình truyền thanh truyền hình của chính phủ cộng sản những khẩu hiệu như "Công Đoàn Đoàn Kết bất diệt!" hoặc "Hãy kháng chiến!"...

Cũng với các máy phát sóng tối tân được cung cấp từ bên ngoài qua các trạm bí mật nói trên, các chuyên viên của CĐĐK có thể làm cho các chương trình truyền hình của nhà nước phải gián đoạn trong chốc lát đẻ xen vào những lời kêu gọi đình công, xuống đường, mít tinh, biểu tình v.v... Người ta thấy những điều đó xảy ra vào lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp đấu thể thao, là lúc khán thính giả không cảm thấy bị quấy rối một cách bực mình. Những lúc đó cũng là lúc thường thấy thình lình xuất hiện một vài biểu ngữ thật lớn kêu gọi kháng chiến chống cộng. Điều này thường hay xảy ra giữa những trận túc cầu tranh giải vô địch có rất đông khán giả.

+ Những kết quả thu lượm được

Khi mà những sự việc trên xảy ra thường xuyên và đồng loạt một cách rất mau chóng và rất bất ngờ tại nhiều nơi cùng một lúc, thì cảnh sát đành bó tay. Hành động quyết liệt ồ ạt nhưng kiên trì khôn ngoan nhẫn nhục của cả chục triệu đoàn viên được sự chúc lành của Tòa Thánh đã thay đổi tâm trạng của hơn ba chục triệu nhân dân Ba Lan khiến chính quyền cộng sản phải dần dần từng bước do dự, dè dặt nhượng bộ trước sức ép mãnh liệt về kinh tế, chính trị của Vatican và Hoa Thịnh Đốn.

Các nhà tù được mở ra và vụ án dự định dành cho Lech Walesa được bãi bỏ. Các đảng viên cộng sản quay ra đấu tranh với nhau, nền kinh tế suy sụp vì những cuộc đình công bãi thị, biểu tình trong nước và sự bao vây kinh tế cấm vận từ bên ngoài.

Ngày 19 tháng 2 năm 1987, sau khi chính quyền cộng sản Ba Lan hứa mở đối thoại với Giáo Hội, Tổng Thống Reagan đã hạ lệnh bãi bỏ cấm vận. Bốn tháng sau Giáo Hoàng được hàng triệu con chiên hoan hô chào đón khi ngài đi khắp nước Ba Lan rao giảng về nhân quyền và ca tụng CĐĐK. Năm tháng sau đến lượt lãnh tụ Liên Xô Gorbachev viếng thăm Ba Lan và, như cùng "đồng lõa" với Vatican và Hoa Thịnh Đốn, đã ra hiệu cho Jaruzelski hiểu rằng Mạc Tư Khoa nhìn nhận chính phủ Ba Lan không thể cầm quyền mà không có sự hợp tác của Công Đoàn Đoàn Kết.

(Nguồn: muoisau.wordpress.com)

Đinh Văn Tiến Hùng - Sưu tầm và Tổng hợp