Vui lên Chúa đã phục sinh- Tác giả: Đinh Văn Tiến Hùng

Lan Mary

 

Vui lên Chúa ĐÃ PHỤC SINH

( Lễ trọng 17/4/22 )
( Trình thuật theo Tin Mừng )

*Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết. ( Gioan. 11: 25 )

-‘Vang khúc khải hoàn ca mừng chiến thắng,
Con Chúa Trời đã hiển hách thành công,
Vị Cứu Tinh bằng chiến thắng oai hùng,
Cây thập tự nơi chính Ngài tự hiến.’- (Thánh Thi)

Thánh Phao-lô đã xác quyết rằng :

“Nếu Chúa Giê-su đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra uổng công và đức tin anh em cũng ra vô ích”

Lễ Phục Sinh là một trong những lễ hội quan trọng của Tín đồ Kitô giáo, được tổ chức hằng năm mừng việc Chúa Giêsu chịu chết và sau 3 ngày Người Sống Lại, bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro đến thứ bảy Tuần Thánh (Lễ chuyển dịch từ 22/3 đến 25/4 mỗi năm).

Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa Mùa Xuân tái sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa Xuân của niềm tin, hy vọng và ân sủng. Mọi người mừng lễ với những bữa tiệc thịnh soạn dưới ánh đèn nến ấm cúng lung linh muôn màu, với thịt dăm-bông, bánh, trái cây,cùng trang hoàng những trái trứng đủ màu, những chú thỏ xinh đẹp dễ thương theo truyền thống, biểu tượng sức sống dồi dào sung mãn.

Nhưng Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa tinh thần quan trọng hơn. Đó là sự phục hồi danh dự và uy quyền của Chúa Giêsu đối với Sự chết và Sự sống trước mặt thế gian, đồng thời phục hồi niềm tin đã mất của các môn đồ sau khi Chúa chết, để từ đó các ngài đã mạnh dạn trên đường rao truyền Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội.

Phục sinh của Chúa chuyển hóa tâm hồn chúng ta từ tối tăm sự chết sang ánh sáng Phục Sinh vinh hiển. Ban cho chúng ta niềm tin vững mạnh, ký thác vào lòng từ bi của Chúa và tràn đầy hy vọng sẽ được phục sinh cùng với Chúa như Người đã hứa.

‘ Chúa sống ba mươi ba năm trần thế,
Ba mươi năm đời nghèo khó âm thầm,
Ba năm truyền tin yêu cho nhân loại,
Chết khổ nhục để Phục sinh vinh hiển.’

Sau khi Sống Lại, Chúa còn lưu lại trần thế 40 ngày để an ủi, nâng đỡ, giáo huấn các tông đồ, môn đệ lần cuối cùng trước khi về trời. Bốn Thánh Sử đã ghi lại những lần Chúa hiện ra :

-“Vãn ngày Hưu lễ, rạng ngày thứ nhất trong tuần, Maria người Magdala và một Maria khác đến xem mồ. Và này xảy ra có động đất lớn: vì Thiên Thần Chúa từ trời ngự xuống, tiến đến lăn viên đá đi, rồi ngồi trên đó, dáng như chớp và áo trắng như tuyết, vì khiếp sợ quân canh run rảy, ra như chết.

Nhưng Thiên Thần lên tiếng bảo các phụ nữ : Các ngươi đừng sợ! Vì ta biết các ngươi tìm Giêsu

đã bị đóng đinh thập giá. Ngài không còn ở đây, vì Ngài đã Sống lại như Ngài đã nói. Hãy đến mà xem chỗ đã đặt Ngài và hãy mau mau đi nói với các môn đồ của Ngài rằng : Ngài đã Sống lại từ cõi chết và Ngài đã đi trước các người tới Galilêa. Ở đó các ngươi sẽ thấy Ngài- Đó ta đã nói cho các ngươi.

‘ Hỡi các ngươi đừng sững sờ khiếp sợ.
Hãy vui lên Ngài đã Phục sinh rồi,
Báo tin mừng cho nhân thế khắp nơi,
Chúa Sống Lại vinh quang từ cõi chết.’

Vội vàng bước ra khỏi mồ, vừa sợ vừa rất đỗi vui mừng, họ chạy đi báo tin cho các môn đồ của Ngài.

Và này Chúa Giêsu đón gặp họ và nói: Chào các con! Họ tiến lại ôm chân Ngài và phục lạy Ngài. Bấy giờ Đức Giêsu nói với họ: Đừng sợ! Hãy đi báo tin cho anh em! Ta phải đi Galilêa và họ sẽ được thấy Ta ở đó.” ( Mt.28 : 1- 10 )

-“Và này, cũng ngày hôm ấy có hai người trong nhóm họ đang đi tới một làng kia, cách Giêrusalem sáu mươi dặm, tên là Emau và họ chuyện vãn với nhau những điều mới xảy ra đó. Xảy ra là lúc họ đang chuyện vãn, bàn tính với nhau, thì Đức Giêsu tiến lại gần bên và đi với họ,

nhưng mắt họ bị ngăn che không nhận ra được Ngài. Ngài nói cùng họ: Các ông đi đàng trao đổi cùng nhau những chuyện gì vậy? Họ dừng lại, bộ mặt ảo não. Một người tên là Kêôpha đáp

thưa Ngài:” Ông quả là người duy nhất tại Giêrusalem mà lại đã không hay biết các việc xảy ra ở đó mấy ngày nay”. Ngài hỏi:” Việc gì vậy?” Họ đáp:” Việc Ông Giêsu Nazarét, Người đã xuất hiện như một vị tiên tri quyền năng trong việc làm và lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Nhưng các thượng tế và hàng đầu mục của chúng tôi đã nộp Ngài và cho án tử hình, bị đóng đinh trên thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi hy vọng chính Ngài là Đấng sẽ giải thoát Israel.

Nhưng với ngần ấy cơ sự, nay đã là ngày thứ ba rồi, kể từ khi các việc ấy diễn ra. Đã hẳn có vài phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi hoảng hồn. Tảng sáng họ đến mồ và không gặp thấy xác Ngài, họ về phân phô là họ đã thấy Thiên Thần hiện ra nói rằng Ngài đã Sống Lại. Có vài người trong chúng tôi đã đi tới mồ và đã gặp Thày y như các phụ nữ đã nói, còn Ngài thì họ không được thấy.”

Bấy giờ Ngài mới nói cùng họ:” Hỡi những kẻ ngu muội và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói. Thế thì Đức Kitô không phải chịu khổ nạn như thế đã, rồi mới vào vinh quang của Ngài sao? Khởi từ Môsê và lướt qua hết thảy các tiến tri, Ngài dẫn giải cho họ những điều đã viết về Ngài trong toàn bộ Kinh thánh.”

Họ đã tới gần làng họ phải đến, nhưng Ngài làm như thể còn phải đi xa, họ cố nài ép Ngài rằng: Hãy lưu lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày đã xế. Nên Ngài vào nhà lưu lại với họ. Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ và mắt họ mở ra nhận biết Ngài…nhưng Ngài bỏ họ mà biến rồi. Họ nói với nhau:” Lòng chúng ta lại đã không cháy bừng bừng, lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với chúng ta và giải nghĩa Kinh thánh đó sao?” ( Lc.24 : 13-32 )

‘Hai môn đệ chưa nguôi sầu ly biệt,
Trên đường về chiều xuống làng E-mau.
Cùng khách lạ đang chia sẻ mối sầu,
Khi chia bánh nhân ra Thày yêu dấu.’

-“Vào lúc xế chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín, vì sợ người Do Thái. Đức Giêsu đã đến đứng giữa họ và Ngài nói : Bình an cho các con!

Nói thế, rồi Ngài cho họ thấy tay và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ vì được thấy Chúa.

Một lần nữa Ngài nói với họ:” Bình an cho các con! Cũng như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con.”

Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ: Hãy chịu lấy Thánh Thần! Các ngươi tha tôi cho ai thì tội họ sẽ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai thì tội họ bị cầm giữ.

Tôma nghĩa là ‘sinh đôi’ là một người trong nhóm 12, không ở với họ khi Đức Giêsu đến. Các môn đồ khác nói với ông: Chúng tôi đã thấy Chúa! Ông nói với họ: Nếu tôi không thấy các dấu đinh tay Ngài và tra tay tôi vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin.

Tám ngày sau các môn đồ lại ở trong nhà, có Tôma ở với họ. Chúa Giêsu đến đang lúc các cửa đều đóng kín, Ngài đứng giữa họ và nói:” Bình an cho các con! Đoạn Ngài nói với Tôma: Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta, hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín.” Tôma đáp lại và nói với Ngài:” Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi!” Đức Giêsu nói với ông:” Bởi thấy Ta ngươi đã tin, phúc cho những ai không thấy mà tin!”

‘Hỡi Tô-ma sao con cứng lòng thế ?
Hãy lại đây mà xỏ vào cạnh sườn Thày,
Con đã thấy rồi mới tỏ lòng tin,
Không thấy vẫn tin mới là diễm phúc.’

Đức Giêsu đã làm trước mặt các môn đồ Ngài nhiều dấu lạ khác nữa, không viết lại trong sách này. Các điều đã viết đây để anh em tin rằng: Đức Giêsu chính là Đức Kitô Con Thiên Chúa và bởi tin anh em có sự sống nhờ Danh Ngài” ( Yn.20 : 19- 30 )

-“Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ ra lần nữa cho các môn đồ ở ven biển Tibêria, Ngài đã tỏ mình ra như thế này: Tề tựu với nhau có Simôn Phêrô và Tôma, Nathanael người Cana xứ Galilêa, các con ông Zêbêđê và hai môn đệ khác nữa. Simôn Phêrô nói với họ: Tôi đi đánh cá đây! Họ nói với ông: Chúng tôi cùng đi với ông! Họ ra đi và lên một chiếc thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả. Sáng đến, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng môn đồ không biết là chính Đức Giêsu. Ngài nói với họ:” Này các con! Có đồ ăn không?” Họ đáp lại Ngài: Không! Ngài mới bảo họ:”Hãy thả lưới mạn hữu thuyền, các ngươi sẽ gặp!” Họ đã thả lưới và không còn sức kéo lên nữa, vì cá nhiều quá. Người môn đệ Đức Giêsu yêu mến, nói với Phêrô: Chúa đó! Phêrô vừa nghe tiếng Chúa đó, liền quấn lấy áo ngoài vì ông ở trần, gieo mình xuống biển. Còn các môn đồ khác chèo thuyền vào, vì họ cũng không xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm xích thôi và kéo theo lưới đầy cá.

Khi lên đất, họ đã thấy có than đỏ, bánh và cá ở trên. Đức Giêsu nói với họ:” Đem lại đây ít cá các ngươi đã bắt hồi nãy.” Phêrô lên thuyền và kéo lưới vào đất, đầy những cá lớn, một trăm năm mươi ba con và tuy nhiều ngần ấy cá, lưới cũng không bị rách. Đức Giêsu bảo họ:” Lại đây mà lót lòng đi!” Trong các môn đệ không ai còn dám hỏi Ngài: Ông là ai, bởi họ đã biết là chính Chúa. Đức Giêsu đến cầm lấy bánh mà ban cho họ và cá cũng thế. Đó là lần thứ 3 Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ sau khi Sống lại từ cõi chết” ( Yn.21 : 1- 14 )

‘Thả lưới suốt đêm thuyền vừa cập bến,
Tâm trí u sầu lòng dạ nôn nao,
Phía chân trời lấp lánh muôn vì sao,
Ngài tiến đến lướt mình trên sóng nước.’

-“…Sau cùng Ngài tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi họ dùng bữa, và Ngài quở trách sự cứng tin, lòng chai đá của họ, bởi họ không tin những kẻ được thấy Ngài đã Sống Lại.

Ngài nói với họ:” Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thánh tẩy thì sẽ được cứu, còn ai không tin thì sẽ bị luận tội. Những dấu lạ này sẽ tháp tùng kẻ tin: nhân danh Ta chúng sẽ trừ quỉ, nói các thứ tiếng, chúng sẽ cầm rắn trong tay và dẫu có uống nhầm thuốc độc, cũng chẳng hại được chúng, chúng sẽ đặt tay cho kẻ liệt lào và họ sẽ được an lành mạnh khỏe.”

Vậy sau khi đã nói với họ rồi, Chúa Giêsu được nhắc về trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn họ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họ hoạt động và bảo đảm Lời bằng những phép lạ kèm theo.” ( Mc.16 : 14- 20 )

‘Quây quần đây hồn dâng tràn vui sướng,
Gặp lại Thày bừng sức mạnh trong lòng,
Chúa truyền dạy đi rao giảng Tin Mừng,
Cho nhân loại được hồng ân cứu chuộc.’

Ngoài 4 Thánh Sử đã ghi chép việc Chúa Sống Lại, ta còn thấy trong Công Vụ Tông Đồ và các thư của thánh Phêrô, Phaolô và Gioan gửi các Giáo đoàn cũng nhắc đến sự kiện Chúa Phục Sinh từ cõi chết. Trong lời minh chứng hùng hồn trước Công nghị, thánh Phêrô xác quyết :

“…Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng: chính là nhân danh Giêsu Đức Kitô

Người Nazarét, Người các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho Sống Lại từ cõi chết, chính nhân ấy mà người này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe..” ( Cv.4:10)

Trong thư thứ nhất Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Côrintô :

-“…Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo Kinh Thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã Sống Lại ngày thứ ba và Ngài đã hiện ra với Kêpha, đoạn cho nhóm 12 Tông đồ. Rồi Ngài hiện ra cho hơn 500 anh em một lần, trong số đó phần đông đến nay vẫn còn sống, nhưng cũng có người đã an nghỉ…” ( 1Cr.15 : 3-6 )

Và thư cho Giáo đoàn Roma :

-“…Nếu Thần Khí của Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết, cũng sẽ tác sinh thân xác chết dở của anh em,

Nhờ bởi Thần Khí của Người cư ngụ trong anh em.” ( Roma.8 : 11 )

-“…Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người Sống Lại từ cõi chết, thi bạn sẽ được cứu độ…” ( Roma.10 : 9 & 10 )

Trong Tin Mừng đã nhiều lần chính Chúa Giêsu đã tiên báo việc Ngài sẽ Sống Lại từ cõi chết:

-“…Vậy người Do-thái lên tiếng nói với Ngài: Ông tỏ ra được dấu nào cho chúng tôi thấy là Ông có quyền như thế? Đức Giêsu đáp lại và bảo: Phá đền thờ này đi! Và trong ba ngày Ta sẽ dựng lại. Người Do-thái nói: Phải mất bốn mươi sáu năm, đền thờ này mới được dựng nên, thế mà trong ba ngày Ông sẽ dựng lại được ư?

Còn Ngài, Ngài đã nói về Đền thờ Thân Mình Ngài. Vậy khi Ngài Sống Lại từ cõi chết, môn đệ Ngài đã nhớ lại là Ngài đã nói thế, và họ đã tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói…”

( Yn.2 : 18- 22 )

-“ Một ít nữa các ngươi sẽ không còn trông thấy Ta, và lại môt ít nữa các ngươi sẽ xem thấy Ta…Ta đã xuất tự Cha và đã đến trong thế gian, bây giờ Ta lại bỏ thế gian mà trở về cùng Cha.” ( Yn.16 : 16 & 28 )

-“Như xưa Giona ở trong bụng cá lớn 3 ngày 3 đêm thế nào, Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất 3 ngày 3 đêm như vậy.” ( Mt.12 : 38- 41 )

-“ Sau khi biến hình Chúa Giêsu dặn các môn đệ đừng nói cho ai sự lạ họ vừa thấy, cho đến khi con Người từ kẻ chết Sống Lại. “ ( Mc.9 : 9- 10 )

-“Này chúng ta lên Giêrusalem và tất cả các tiên tri nói về Con Người sẽ được toàn vẹn, Ngài sẽ bị nộp cho lương dân, họ sẽ nhục mà Người, nhưng ngày thứ ba Người sẽ Sống Lại.” ( Lc.18: 31- 34 )

-Tại Tiệc ly Chúa phán cùng các Tông Đồ : “ Tất cả các con sẽ vấp ngã vì Thày đêm nay, nhưng sau khi Thày Sống Lại, Thày sẽ tới Galilêa trước các con.” ( Mt.26 : 31 )

Câu truyện Chúa cho Lazarô từ kẻ chết sống lại cũng tiên báo sự Phục Sinh của Chúa :

-“…Vậy Martha vừa nghe biết Đức Giêsu đến, thì bà ra đón Ngài, còn Maria ngồi lại nhà.

Martha nói với Đức Giêsu: Thưa Ngài, nếu Ngài có ở đây em con đã không chết. Nhưng ngay lúc này, con vẫn biết là bất cứ điều gì Ngài xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài. Đức Giêsu bảo bà ấy: Em ngươi sẽ sống lại! Martha đáp: Con biết nó sẽ sống lại, thời sống lại ngày sau hết. Đức Giêsu nói với Martha : Phục sinh và sự sống chính là Ta! Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống, và mọi kẻ sống cũng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ… ( Yn.11 : 20- 23 )

‘Thần khí dâng tràn xua tan ảm đạm,
Chúa giơ tay chúc phúc các môn đồ,
Lời thân thiết vang vọng mãi đến giờ,
Đem Bình An Tin Yêu từ ngày ấy.’

Sau cùng, chúng ta hiểu thế nào về câu trong Kinh Cầu Chịu Nạn :

‘ Chúa Giêsu Sống Lại Trước Hết Đi Viếng Đức Mẹ ‘ ?

Trong Tin Mừng: Bốn Thánh Sử, Công Vụ Tông Đồ và thư các Tông Đồ gửi cho Giáo đoàn đều ghi nhận việc Maria Madalena là người đầu tiên được thấy Chúa sau khi Ngài Sống Lại…

Nhưng theo Linh mục Cornelius a Lapide nhà chú giải Thánh Kinh nổi danh thuộc Dòng Tên biện luận rằng ‘Trước tiên’ không có nghĩa thời gian tuyệt đối, mà chỉ có tính tương quan tương đối- nên có thể hiểu là việc ‘Trước tiên’- chỉ là thời gian giới hạn từ lúc Chúa hiện ra với Bà Maria trước khi gặp các Môn Đệ.

Nhưng trong Tin Mừng không nói đến việc Chúa Giêsu gặp lại Đức Mẹ sau khi Chúa Sống Lại. Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, đã chia sẻ vui buồn với Chúa suốt 30 năm ẩn dật và theo sát Chúa 3 năm trên đường Ngài rao giảng Tin Mừng. Tình Mẫu Tử giữa người con với mẹ, cả tự nhiên lẫn ân thánh, đòi Chúa sau khi Sống Lại Trước Hết phải đi thăm viếng Đức Mẹ.

Mẹ không đi theo các phụ nữ và khi được các bà báo tin Mẹ không đến thăm mộ Chúa vì chắc hẳn Mẹ đã gặp Chúa rồi.

Sự kiện Đức Maria được gặp Chúa trước hết đã được nhiều Vị Thánh xác quyết như Thánh Agnatius, Albert Cả, Teresa Avila, Ambrose, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II …

Trong tác phẩm ‘The Mystical City of God’ được Đức Mẹ mặc khải cho Sơ Mary of Jesus of Agreda- tác phẩm được nhiều Vị thẩm quyền Giáo Hội đánh giá là chân thực- đã xác định Chúa Giêsu sau khi Sống Lại ‘trước hết’ đến thăm viếng Đức Mẹ như sau :

“…Đang lúc Mẹ Maria sửa soạn kinh nguyện và ca khúc mừng Con Thánh của Mẹ sắp xuất hiện, bỗng nhiên Mẹ cảm thấy một cảm giác rất lạ, tương ứng với độ đau khổ lớn lao Mẹ đã chịu

Sau những chuẩn bị ấy, Chúa Giêsu vào phòng Mẹ với cả đoàn tùy tùng vinh hiển. Mẹ sấp mình xuống thờ lạy rất thâm sâu, Chúa nâng Mẹ dậy và ban tặng Mẹ một ơn có thể Mẹ không sao tiếp nhận mà không chết ngất, nếu các Thiên Thần và chính Chúa Giêsu không tăng sức cho Mẹ. Ơn sức mạnh ấy,là Thân Xác vinh hiển của Chúa Giêsu, thấm nhập vào thân xác rất trinh trong của Mẹ như một trái cầu pha-lê chứa đựng toàn thể mặt trời.

Trong suốt nhiều giờ, Mẹ được hoan hỉ Thiên Chúa với Con Người, thông phần vào vinh quang của Chúa cũng như từ trước đã thông phần vào đau khổ Người chịu.

Sau khi Chúa Giêsu đã thăm viếng Mẹ chí thánh Người ‘trước hết’, Người lại lo đến các con chiên mà cuộc tử nạn kinh hoàng của Người mới làm xao động. Người hiện ra với Maria Madalena, sau đó với các bạn hữu bà, vì tình yêu nồng nàn của họ đáng được ơn ấy…”

Và sau cái chết của Chúa Giêsu, Mẹ là Người duy nhất để duy trì ngọn lửa đức tin cho các Môn đệ, nên hai lần Chúa hiện ra với các ông trong nguyện đường và hơn 500 anh em, chắc chắn có sự hiện diện của Đức Mẹ và điều này lại càng chứng minh rõ rệt sự đồng hành mật thiết giữa Chúa và Mẹ khi Chúa còn sống cũng như sau khi Chúa chết.

*Lời cầu nguyện :

Lạy Chúa Cha ! Chúng con tạ ơn Cha ! Vì công trình cứu chuộc do tình yêu vô cùng, mà Cha đã không tiếc Con Một của Cha là Chúa Giê-su mà ban Người cho chúng con.

Lạy Chúa Giêsu ! Chúng con sấp mình thờ lạy tình yêu cao cả của Chúa. Vì hạnh phúc chúng con Chúa đã chấp nhận mọi khổ đau nhục nhã và trên thập giá.

Lạy Chúa Thánh Thần ! Sau công trình của Chúa Giêsu hoàn tất, Chúa đã thánh hóa chúng con đem chúng con vào đời sống hồng ân của Thiên Chúa để xứng đáng lãnh nhận gia nghiệp Nước Trời.

Lạy Chúa Ki-tô Đấng Cứu Chuộc nhân loại ! Ngài đã trao vinh quang của Ngài cách trọn vẹn cho Thiên Chúa qua Mầu Nhiệm Vượt Qua Sự Chết. Ngài tiêu hủy sự chết của chúng con qua Phục Sinh để hoàn lại sự sống cho chúng con.

Nến Phục Sinh đã đốt lên dẫn chúng con ra khỏi bóng tối sự chết để bước vào niềm vui Ánh Sáng Phục Sinh và cũng chính là Ngọn Lửa cần cho chúng con sống những ngày kế tiếp bằng Lờ

Để kết thúc bài viết, xin mượn lời ‘Thánh Thi Exsultet Công Bố Tin Mừng Phục Sinh ‘ :

“Mừng vui lên, hỡi muôn lớp Thiên Thần trên trời !
Mừng vui lên, hỡi những nhiệm mầu Thánh này !
Tiếng loa cứu độ hãy vang rền không gian,
Mừng reo lên, chiến công khải hoàn Vua nhân trần !

Và vui lên, hỡi trời đất vui lên ! Rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi
Và vinh quang Vua muôn đời chói ngời.
Tất cả hoàn vũ hãy vui mừng hân hoan, Được ơn thoát lụy xa miền tối u sầu.
Này vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh ! Uy nghiêm trong muôn vàn ánh quang.
Khắp nơi trong cung điện này, Hòa vang lên muôn ngàn tiếng ca Vua nhân trần…”
Alleluia ! Alleluia !

Đinh văn Tiến Hùng




*Bài đọc thêm :

Lịch sử ngày lễ phục sinh

Lễ Phục sinh hay còn gọi là Easter, được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo). Ngày lễ này thường được diễn ra vào tháng 3, 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện Phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Sự kiện này được người Kitô tin là xảy ra vào khoảng thời gian này trong năm 30 – 33 SCN.

Trong đạo Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo ngày lễ Phục sinh trúng vào ngày Chủ nhật giữa ngày 22 tháng 3 và ngày 25 tháng 4. Còn ngày kế tiếp thứ hai gọi là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo. Tuy nhiên ngày này không được quy định tại Hoa Kỳ, trừ trước kia ở một số tiểu bang, còn hầu như tất cả đã được bãi bỏ từ thập niên 1980.

Lễ Phục sinh và các ngày nghỉ liên quan đến nó là những ngày lễ di động, có nghĩa không phải một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian. Thường dựa vào lịch mặt trăng nhưng không giống hệt lịch Do Thái. Do đó ngày chính xác của lễ Phục sinh vẫn còn là đề tài tranh luận.

Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, quyết định ngày lễ Phục sinh sẽ tổ chức cùng một chủ nhật trên toàn giáo hội. Tuy nhiên chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng. Thay vào đó, việc chọn ngày Phục sinh tham khảo từ giáo hội ở Alexandria (Ai Cập), đây là thành phố nổi danh về sự thông thái vào thời điểm đó. Thành phố này đã tổ chức lễ Phục sinh chọn vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 Điều gì làm cho chiếc cầu thang xoắn ốc không có lan can và trụ đỡ vẫn hoạt động tốt.




Người xây dựng cầu thang xoắn ốc của nhà nguyện Loretto là một bậc thầy nghề thủ công ghép kết cấu mộng và lỗ mộng. Thật tiếc là, kỹ năng tuyệt vời của ông đã không được lưu truyền ở Bắc Mỹ, chỉ để lại tác phẩm đồ gỗ thần kỳ này cho hậu thế ngưỡng mộ và trân trọng mà thôi.



Cấu trúc độc đáo của chiếc cầu thang xoắn ốc tại Nhà nguyện Loretto nổi danh như một hiện tượng kỳ diệu. Đây là một công trình kiến trúc theo phong cách Gothic Revival ở Santa Fe, New Mexico, có hình chóp và kính màu kiểu Pháp điển hình.

đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung cổ, dễ hiểu hơn Lễ Phục sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày xuân phân.

Giáo hội Công giáo đã dùng cách tính riêng để tính ngày cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang cách Alexandria khi đổi sang lịch Julian bởi Dionysius Exiguus. Hầu hết giáo hội trên các nước Anh dùng cách tính Rôma cuối thế kỉ 3 sau đó áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội ở châu Âu dùng phương pháp Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, sau chuyển sang phương pháp Alexandria. Còn giáo hội Tây phương (Công giáo, Tin lành, Anh giáo) hiện nay dùng lịch Gregorian để tính ngày phục sinh, còn các giáo hội Chính thống Đông phương lại dùng lịch Julian. Do đó ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.

Năm 1997 hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo tại Syria, Hội đồng các giáo hội thế giới có đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp. Mục đích giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Công giáo, Tin lành, Anh giáo và Chính thống giáo (Đông phương). Từ năm 2001 Cải cách này được đề nghị áp dụng, tuy nhiên nó không được các thành viên sử dụng.

Vị trí ngày lễ Phục sinh trong năm phụng vụ

Với Giáo hội Công giáo

Trong Công giáo, lễ Phục Sinh để đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối. Và để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro và kết thúc vào khuya thứ bảy tuần Thánh.

Tuần trước ngày Phục Sinh là được xem là tuần rất đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo, thường gọi là Tuần Thánh. Có chủ nhật trước đó là Chúa nhật Lễ Lá, còn ba ngày cuối cùng trước ngày Phục sinh gọi là Tam Nhật Thánh bao gồm:

Thứ năm Tuần Thánh (Thứ năm Rửa Chân)

Thứ sáu Tuần Thánh (Thứ sáu Tốt Lành)

Thứ bảy Tuần Thánh (Thứ bảy Yên Tĩnh).

Chủ nhật Lễ Lá, Thứ năm Tuần Thánh và Thứ sáu Tuần Thánh để tưởng nhớ đến các sự kiện Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, bữa Tiệc Ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá. Vào các ngày thứ sáu Tuần Thánh, thứ bảy Tuần Thánh và Chúa nhật Phục sinh đôi còn được gọi là Tam Nhật Phục sinh.

Một số đất nước lễ Phục sinh kéo dài 2 ngày, trong đó ngày thứ hai gọi là “Thứ hai Phục sinh”. Có một số giáo hội bắt đầu lễ Phục sinh chọn vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh với lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua.

Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh được kéo dài đến lễ Hiện xuống vào 50 ngày sau đó.

( Sưu tầm )