VĂN XUÔI CÔNG GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI
(Nhận dạng )
Bùi Công Thuấn
***
Thế nào là một “nhà văn Công giáo”?
Nhà văn Công giáo là người Công giáo, viết tác phẩm văn học Công giáo.
Như vậy, tác giả là người Công giáo viết tác phẩm thế tục thì không phải là “nhà văn Công giáo”. Ngược lại, nhà văn thế tục viết tác phẩm có yếu tố Kitô giáo cũng không phải là “nhà văn Công giáo”. Thí dụ, Chu Văn viết Bão Biển (1969), Nguyễn Huy Thiệp viết Con gái Thuỷ Thần (1993), Nguyễn Việt Hà viết Cơ hội của Chúa (1999) là những tác phẩm có yếu tố Ki tô giáo nhưng những tác giả và tác phẩm ấy không phải là văn học Công giáo…
Thế nào là tác “phẩm văn học Công giáo”?
Với một tác phẩm văn xuôi, nội dung phải phản ánh đời sống cộng đồng giáo dân (giống như văn học Cách mạng phải phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng). Chủ đề của tác phẩm phải đặt ra những vấn đề về sống đạo, về đức tin, về lương tâm Công giáo. Truyện được viết dưới ánh sáng tư tưởng Mỹ học Kitô giáo và chủ nghĩa Nhân văn của Tin Mừng. Nhà văn viết tác phẩm là khám phá Cái Đẹp dưới góc nhìn tôn giáo, hướng đến mục đích Phúc âm hóa môi trường. Tuyệt đối không được sai về tín lý và luân lý Kitô giáo.
Trong bài viết này, tôi chú ý đến tác phẩm văn chương Công giáo, tức là những sáng tạo nghệ thuật (Fiction) xây dựng những hình tượng mới, thể hiện tư tưởng-thẩm mỹ Kitô giáo, và đa dạng về thi pháp. Tôi chưa có dịp quan tâm đến tác phẩm văn xuôi công cụ như báo chí, văn bản hành chính (Thư chung), văn nghị luận (những bài thuyết giảng), Kinh văn, Tự điển, Biên khảo[[1]].
Do không xác lập những vấn đề như thế, nhiều nhà nghiên cứu văn học Công giáo đã rất lúng túng khi giới thiệu những người cầm bút Công giáo viết tác phẩm thế tục vào danh sách “nhà văn Công giáo”.
[1] Lê Đình Bảng, Văn học Công giáo Việt Nam-những chặng đường, tử trang 300 đến 313 liệt kê tác phẩm văn học Công giáo.
Mời tải về: tại đây