Giao Thừa với thi sỹ Hàn Mặc Tử
Phạm Bá Nha
Tết năm nay, xin tản mạn khi nhâm nhi chén trà với những phút Giao Thừa qua thi ca của thi sỹ Hàn Mặc Tử (Quảng Bình, 1912-1940). Sau Giáng sinh là đến ngày Xuân trong gia đình và cùng nhau chúc tuổi mới. Mục đính “Giấy rách xin giữ lấy lề”. Đừng làm mất truyền thống dân tộc
Giao Thừa
Giao Thừa là giây phút linh thiêng nhất trong năm. Theo nghĩa từng chữ : Giao chuyển cho thừa kế. Theo Tự Điển Hán Việt của Đào Duy Anh: Cũ giao lại, mới tiếp lấy. Chuyển nhượng giữa mới-cũ là lễ Trừ Tịch. Trong Trừ Tịch có chuyển giao. Theo Phan Kế Bính “Trừ Tịch là chiều năm cũ bước sang năm mới, giờ Tý, từ 11g đêm đến 1giờ sáng hôm sau. Ý nghĩa Trừ Tịch (cúng Giao Thừa) là từ bỏ cái xấu đón nhận tinh khôn. Cũng có người cho Giao Thừa là tĩnh tâm, ngồi trước bàn thờ gia tiên, suy nghĩ về gia đình, ai còn ai mất, suy đi nghĩ thiệt những việc trong năm tính cho năm mới. Có người “khai bút”. Từ giờ Tý cửa nhà đóng: chúc tuổi nhau và trao nhau lời hứa ước nguyện.
Giao Thừa với thi sỹ Hàn Mặc Tử
Giao thừa người ta gọi là ‘phút linh thiêng’ vì là lúc ‘giao’ giữa năm mới-cũ, trời-đất, lúc tụ họp gia đình còn sống hay bên cạnh di ảnh thân thuộc đã qua đời. Nên có tục lệ bái nhang tứ phương cầu bình an, cúng nhang trên bàn thờ tổ tiên, lì xì, trả nợ, mặc quần áo mới, quét dọn sạch sẽ trong ngoài và đốt pháo.
Giữa tiếng pháo ‘đêm trừ tịch” vang lên kinh nguyện dâng lên cao hơn cả “cỗ đầy bàn” xin cho “quốc thái dân an”, gia đình ấm no hạnh phúc chan hòa
Tiếng pháo đi: bao nhiêu kinh cầu nguyện
Đều dâng lên cho đến chín tầng mây
Hơi xuân ẩm mỹ ví hơn dạ yến
Ta đem ươm trong ý vị đêm nay
(Hàn Mặc Tử. Nguồn Thơm, c.5-8)
Thử tưởng tượng một đêm không sao, “tối như đêm 30” (Giao Thừa) linh thiêng. Xuân đến mang ơn phúc khắp nơi quê hương mọi vùng đất nước
Tứ thởi xuân! Tứ thời xuân non nước!
Phút thiêng liêng nhuần gọi thiều quang
Thiên hạ bình vả trởi tuôn ơn phước
Như triều thiên vởn lượn khắp không gian (c. 17-20)
Đây thi sỹ của đạo quân Thánh Giá
Nửa đêm nay vùng dậy tung hô
Để sót cho cả xuân xuân thiên hạ
Hương mến yêu là lộc của lời thơ
(Nguồn Thơm, c. 29-32)
Rồi sáng mai tưng bừng đón xuân sang, năm nào cũng như “xuân đầu tiên” trong dời vui hòa ấm êm dân quê xóm làng
Mai sáng mai, trời cao rộng quá
Gió căng hơi và nhạc lên mây
Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm
Chỉ có áo xuân trắng trẻo thay…
Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời
Mùa thơm ngây dại song con ngươi
Hãy hoan hô lời cao như sấm
Vạn tuế, bay ôi! Nắng đẹp trời
(Xuân Đầu Tiên, c. 1-4 và 17-20)
Xuân đến mang mầm sống, niềm vui hy vọng nơi nơi
… Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc
Rất trọng vọng, rất thơm tho man mác
Rất phương phi, trên hết cả anh hoa
Xuân ra đời
(Ra Đời, c. 18-21)
Ai cũng mong chờ Xuân đến, đến gần, gần hơn hơi thở trong lồng ngực và ở lại luôn mãi. Mùa Xuân Cứu độ vĩnh cửu.
Trời hôm nay bình an như nguyệt bạch
Đường trăng xa, ánh sáng tuyệt vời bay
Đây là hương qúy trọng thấm trong mây
Ngời phép lạ của đức tin kiều diễm
Câu tán tạ khong khen long cả phiếm
Bút Xuân Thu mùa nhạc đến vừa khi
Khắp mười phương điềm lạ trổ hoài nghi
(Đêm Xuân Cầu Nguyện, c. 1-8)
Hiếm có nhà thơ nào mộ đạo, yêu mến ĐM có tên hai thánh Phêrô-Phanxicô như Thi Sỹ Hàn Mặc Tử sáng tác 62 câu thơ trong bài “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria”
Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế
Tôi cảm động rưng rung hai hang lệ (c. 13-17)
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi
Phượng trì! Phượng trì! Phượng trì! Phượng trì!
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang.
(c.59-62)
Ngôi mộ (1959) của thi sỹ họ Hàn ở Gành Ráng Qui Nhơn có Tượng Đức Mẹ (Ban Ơn) giang tay nhìn xuống tấm bia ghi:
Đây an nghỉ trong tay Mẹ Maria
HÀN MẶC TỬ
Tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí
Sanh: 22.9.1912 Lễ Mỹ (Quàng Bình)
Tử ; 11. 11. 1940, Quy Hòa (Bình Định)
Cầu cho linh hồn Thi Sỹ được hưởng “Xuân Như Ý” mong chờ
Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió
Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao
Xuân đoàn tụ gia đình
Mùa Xuân không chỉ là thời gian chuyển mùa. Xuân cũng cũng không phải nảy lộc đâm chồi trổ bông. Mà nổi bật rực rỡ, huy hoàng, thanh cao, siêu thoát, từ lòng kính yêu thiêng liêng nơi Thiên Chúa, bởi tình yêu Người chạm vào trần thế. Xuân không chỉ hướng về tương lai nhưng qua thời gian nhìn về quá khứ…. Thời gian tưởng nhớ công ơn giáo dục, sinh thành những bậc đã khuất. Vì các ngài đã đưa con cháu vào trần gian.
Tết Ông Bà tổ tiên.Trong dòng máu dân Việt bao giờ cũng “Uống nước nhớ nguồn”. Con người nhìn nhận sông có nguồn. Ngảy Xuân gợi nhớ những người đã khuất, thắp nến hương lòng dâng kính. Đối với các vị còn sống, con cháu mừng tuổi thọ, cho ông bà nhìn nhận các cháu mới, dâu dể, ra mắt. Thông thường ngày đầu năm, mồng một Tết con cháu có mặt đông đủ tặng quà và nhận lì xì. Hạnh phúc đầu năm là bữa tiệc quay quần chung vui và mâm quả đầy bàn: Dừa (tươi) (Đu) Đủ và Soài (Sài)
Tết cha mẹ. Người VN thường so sánh “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra’. Cha biểu tượng cho lý trí, trọng nguyên tắc, là núi. Mẹ rung động đầy tình cảm, uyển chuyển như dòng nước. Thực sự cha vừa lý trí vừa tình cảm khi nói “Mất cha mất nóc”. Còn mẹ là nhà giáo dục tài ba, không ai sánh bằng, vừa nhẹ nhàng uyển chuyển lại cương quyết. Mẹ là bầu trời, cha là ánh mặt trởi, trăng, sao “Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau. Cách diễn tả dân quê. Chuối và mía chỉ trổ sinh một lần, rồi tàn. Mẹ cũng vậy già nua theo năm tháng. Mẹ không cho con sự sống mà cả cuộc đời. Tình thương của mẹ như xôi nấu chín, tử gạo nếp số 1. Ăn một lần nhớ mãi. Tình thương của mẹ dành cho con hạng nhất trở thành lương thực, nguồn nuôi sống. Ngọt ngảo như mía lau, chất liệu làm đường. Ngọt và thấm sâu vào đời. Tình yêu của cha mẹ từ Trời và được chúc lành. Mong cho các ngài sống lâu bình an hạnh phúc. Đêm giao thừa dù xa, hãy về hôn cha mẹ nói một lời cám ơn/
Tết nhau. Ngày Xuân là ngày gặp gỡ thăm hỏi thân tình vợ chồng, anh chị em, bạn bè xa gần của nhau. Ánh Xuân chan hòa từ ngõ, qua sân vào hè với rộn ràng câu chúc yêu thương, khỏe mạnh trẻ đẹp mãi và thăng tiến. Có dân tộc nào hiếu hòa và trung tình trọn nghĩa như VN chúng ta. Ngày Xuân là dịp hàn gắn rạn nứt củng cố niềm tin cho nhau, bắt tay xây dựng mai sau. Văm hóa, văn minh tình thương. Tất cả, thay mặt thi sỹ xin nhờ cậy vào Đức Mẹ chuyển cầu:
Táu lạy Bà, Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyện vẹn tựa trăng rằm
Thơ trong trắng như khối băng tâm
Luôn luôn reo trong tâm hồn trong mạch máu
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương
(Thánh Nữ Đồng Trinh Maria. c.49-54)
Mùa xuân bắt đầu
Cảm tạ Thiên Chúa tác tạo bốn mùa cho loài người hưởng dùng. Một mầm sinh, mùa xuân bắt đầu: “Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài làm ra là rất tốt đẹp” (St 1,31).
Dân cư trên khắp cùng trái đất
Thấy kỳ công của Ngài, phải khiếp oai
Ngài làm vang tiếng reo cười
Cửa đông sáng sớm, cửa đoài chiều hôm (Tv 64, 9)
Bốn mùa Chúa đổ hồng ân
Ngưởi gieo mầu mỡ ngập tràn lồi đi (Tv 64, 12)
Thiên Chúa đổi mới dòng máu trong ngoài chúng ta. Hồng ân muôn đời
Hãy tạ ơn Chúa, cầu khẩn danh Ngài
Vì nghiệp của Ngài loan báo giửa muôn dân
Hát lên di, dân ca mừng Chúa
Và suy gẫm mọi kỳ công của Người
Hãy tự hào vì danh thánh Chúa
Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ (Tv 104, 1-3)
Mầm xuân của Giáo Hội nở và bắt đầu khi “Ai nấy đều tràn đầy Chúa Thánh Thần và bắt đầu mạnh dạn nói Lời Thiên Chúa. Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý, không một ai coi bất cứ cái gì cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ đều là của chung” (Cv 4, 31-32 )
Đổi mới hoàn toàn là nhiệm vụ mỗi người cho nụ mầm lớn lên sinh hoa trái trong mảnh đất cần được vun trồng, tưới bón. Lại bị đe dọa bởi mưa gió nắng hạn, bão táp hay lũ quét. Giữ lời khuyên của Thánh Phaolô : “…cầm lấy vũ khí của sự sáng mà chiến đấu” (x. Rm 13, 12) và “…mặc lấy áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là hy vọng ơn cứu độ” (x. 1Tx 5, 8)
Kết luận khởi đầu mùa Xuân dâng lời nguyện như lời Thánh Phaolô: “Nguyện danh Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được giữ vẹn toàn, không gì đáng trách…” (1Tx 5,23). Và kèm theo lời khuyên chân tình về cách ăn nết ở: “…Đã đến lúc anh em phải đứng dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta gần hơn…Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối…Chúng ta ăn ở cho đứng đắn như người sống giữa ban ngày…” (x. Rm 13,11-13). Đó là mong ước từ Đêm Giao Thừa mỗi năm.
Tài liệu viết bài
- Lê Đình Thông: Thơ Tin Cậy Mến của Hàn Mặc Tử. Thư Viện GXVN Paris, 2012
- Lê Đình Bảng: Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN,
Miền thơ kinh cầu nguyện. Saigon. 2009, ttr. 175-237 (Hàn Mặc Tử)
-Giới Trẻ GXVN Paris, báo Emmau, số đặc biệt về Hàn Mặc Tử, Novembre 1990
- ns Công Giáo và Dân Tộc, số 86, 2. 2002