Đối với những người yêu văn học, có niềm đam mê văn học hay ham tìm đọc những
tác phẩm có giá trị lớn qua nhiều thế kỉ ắt hẳn sẽ không thể bỏ lỡ “Anh em nhà
Karamazov” được viết bởi tiểu thuyết gia Fyodor Dostoyevsky người Nga. Nhiều bộ
óc thiên tài của thế giới như đại văn hào Nga L. Tolstoy, F. Nietszche, S.
Freud, hay A. Einstein… đều đọc Dostoyevsky và nghiêng mình trước tài năng của
ông. Nhiều tác phẩm của Dostoevsky được dựng phim, kịch, nhạc kịch cả ở Nga lẫn
nước ngoài. Tác phẩm có gì mà nhiều người nổi tiếng ở các lĩnh vực trong xã hội
lại có một sự “nể phục” và yêu mến đặc biệt vậy?
"Anh em nhà Karamazov" là một
tác phẩm hiện thực theo nghĩa cao cả nhất có sức tố cáo hết sức lớn, đồng thời
là tác phẩm rất lôi cuốn, khiến người đọc hồi hộp với sự phát triển căng thẳng
của cốt truyện hình sự được bố trí rất mực khéo léo, nhưng bao trùm tất cả, nó
là cuốn tiểu thuyết "triết lý" tuyến "triết lý" chiếm địa vị thống trị. Những
vấn đề tư tưởng trọng đại, sự xung đột giữa các luồng tư tưởng đó thể hiện dưới
hình thức những nghị luận của các nhân vật về các đề tài triết học, bản thân các
nhân vật bị ám ảnh bởi những tư tưởng nhất định, các nhân vật gắn liền với tư
tưởng của mình đến mức tư tưởng trở thành "bản ảnh thứ hai" của nhân vật. Thế
nhưng đọc "Anh em nhà Karamazov" ta vẫn thấy Dostoievsky trong tác phẩm này là
nhà tiểu thuyết hơn là nhà tư tưởng. Tài nghệ gắn kết một cách hữu cơ những yếu
tố nghệ thuật khác loại - bức tranh hiện thực, tình kết hình sự, truyền thuyết,
sự tích các thánh, triết luận, đã đạt tới mức thần tình số một trong văn học thế
giới.- (Trích từ "Lời giới thiệu" của dịch giả Phạm Mạnh Hùng từ "F.
Dostoievsky. "Anh em nhà Karamazov". Nhà Xuất bán Văn học, Hà Nội. 1988)
Trong
một số tác phẩm của Dostoievsky, ngòi bút của ông có hơi hướng chống đối lại
Công Giáo. Để khi nói rằng chính Đức Giáo Hoàng Benedict XVI là người “ngưỡng
mộ” tác phẩm thì ai cũng muốn bác bỏ. Tới nay, Đức Giáo Hoàng Phanxico cũng nói
cuốn tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov” của Dostoievsky là “người cố vấn cho đời
tôi” trong dịp gặp gỡ các trẻ em nghèo bị bỏ rơi tại Manila-Philippines. Có lẽ,
hai Vị đã có một cái nhìn chung trong tác phẩm của ông, nó mang giá trị và cái
nhìn sâu thẳm hơn bởi trong "Anh em nhà Karamazov", có một loại nhân vật hầu như
không liên can gì đến gia đình Karamazov mà chiếm một vị trí lớn trong tác phẩm
đó là: trẻ em. Phần thứ mười của tác phẩm mang tên là Những cậu bé. Và hơn hết,
Dostoievsky viết cuốn tiểu thuyết này khi ngọn đèn sinh mệnh dần lụi tắt, cuốn
tiểu thuyết khốc liệt đó được đánh giá là kiệt tác lớn nhất của ông, đặt ông lên
đỉnh cao nhất của tài năng, trở thành đại văn hào không thể vượt qua ở mọi thời
đại. "Cuốn tiểu thuyết tôi đang viết (Anh em nhà Karamazov) hiện thời nuốt hết
mọi sức lực và thời giờ của tôi… Tôi viết không hối hả, không vội làm cho xong
việc, sửa đi sửa lại, gọt tỉa, tôi muốn tận tâm hoàn tất tác Anh em nhà
Caramazov Dostoevsky phẩm, bởi vì chưa hề có tác phẩm nào mà tôi nhìn nhận một
cách nghiêm túc hơn tác phẩm này" (Trích lá thư đề ngày 23-7-1879 do chính tiểu
thuyết gia viết)
Trong tất cả các tác phẩm của Dostoievsky, "Anh em nhà
Karamazov" là cuốn tiểu thuyết dễ hiểu nhất, nhiều tính cụ thể nhất, bố cục sáng
rõ nhất của ông. Ở đây không có cái mù mờ của Lũ người quỷ ám, không có cái rắc
rối của Gã mới lớn. Sự phân chia các phần, quyển, chương ứng với những giai đoạn
hành động. Phần thứ nhất kể về lịch sử trước đó của gia đình Karamazov, ta được
biết các tính cách, linh cảm thấy bầu không khí tội lỗi và vụ sát nhân sẽ xảy
ra, nhưng không ngờ đích xác cho ai: Phần thứ hai là sự kìm chậm hành động,
chuyển sang đề tài hệ tư tưởng. Phần thứ ba, tội phạm xảy ra, Dmitri bị kết án,
ở đây Dostoievsky phỉ nhổ cái toà án giả dối, tàn bạo thời đó. Phần thứ ba giải
quyết vấn đề: ai giết? Mỗi chương đều có chức năng, vai trò rõ rệt.
Mượn lời của
chính tiểu thuyết gia viết nên tác phẩm kiệt tác này để gửi tới quí tác giả và
quí độc giả ghé thăm VTCG biết và đọc “Anh em nhà Karamazov”. Fyodor Dostoyevsky
nói: “Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ.”. Nhưng muốn đọc cho hay thì
cần phải biết “Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng
nhiều, thưởng thức càng nhiều”. (Louisa May Alcott)