Thần Khúc - Địa Ngục-Thi hào Dante Alighieri- Ca khúc IV-Ngục Lâm Bô-Đình Chẩn biên dịch

VTCG


Thi hào Đăng Thế An (Dante Alighieri)



Đình Chẩn biên dịch

Ca Khúc IV: Ngục Lâm Bô



Khúc ca Lâm Bô như một quãng lặng với những tiếng thở dài chứa đựng cả một chiều sâu bi kịch: số phận thế giới cổ đại, với rất nhiều tâm hồn cao cả, lại vĩnh viễn không được hưởng nhan Chúa. Đó là thế giới của thầy Vinh Dự Lưu.

Đăng Thế đã phác họa lên số phận thế giới khao khát trong vô vọng. Đó là nơi ông yêu quý và kế thừa, nhưng đồng thời, ông cũng vượt lên. Những tâm hồn cao cả có thể đã thấy thực tại siêu việt nhưng không thể đạt tới. Theo Kitô giáo, tấm lòng cao cả không đủ đưa họ vượt qua giới hạn, vì chỉ có Thiên Chúa thông ban ân sủng, thì con người mới đạt được mà thôi.  

Sau đám hồn vô danh và những người công chính chết chưa được rửa tội thì nhóm hào hiệp cổ đại thực sự là trung tâm của ca khúc. Vinh Dự Lưu tái xanh mặt mũi lúc mới bước vào. Câu thơ lớn xác định chính những điều bị tước đoạt do thiếu hy vọng. Tiếng thở dài não nuột xuyên suốt cả bài ca.

Theo Kitô giáo, ngục tổ tông là nơi dành cho các thánh tổ phụ chết trước Công nguyên; nhưng ngay sau khi Chúa chịu chết thì những linh hồn này được giải thoát. Tiếp theo nơi này dành cho những hài nhi vô tội. Thần học Kitô giáo không nói đến ngục Tổ Tông dành cho những người khác. Như thế, đây là sáng tạo của Đăng Thế, đã đón nhận vào nơi này những người ăn ngay ở lành trong thế giới ngoại giáo. Trường hợp của Vinh Dự Lưu sẽ được xác định trong Luyện Ngục.

Thực vậy, những nhân đức nhân bản và sự khôn ngoan tự nhiên tự nó không thể nào đạt tới Thiên Chúa. Nơi nào thiếu vắng ân sủng, dù khả năng nhân loại loại trổi vượt nhất đi chăng nữa (như Vinh Dự Lưu và Aristốt) thì cũng không thể chạm tới phúc thật vĩnh hằng. Đó là điều căn bản mà ông đã trải nghiệm với biết bao đau khổ, về thế giới của Thần Khúc. Từ nét sáng tạo và những đau khổ ấy, trang thơ vĩ đại của Đăng Thế về ngục Tổ Tông đã ra đời.

 

1         

Hồn mê sảng mộng vàng thiêm thiếp

Thoắt sấm ghè rợn óc đinh tai

Ầm ầm dựng đứng cả người

Mở toang mi mắt chơi vơi định hình

2                                  …***…                     

Tai nghe nghóng nghi binh quan sát 

Tôi cố xem thân xác ở đâu

Chao ôi! Bên vực thảm sầu

Bên bờ chết chóc, thăm thẳm  

nguồn cơn vực dặm đường sâu nuốt

Đen kìn kịt, vờn sắc âu lo      

Đáy sâu tôi cố thăm dò

Không gì sáng sủa hơn tro đen ngòm.

3

Thầy kíp truyền: Nào xuống nhòm một chút

Xem đời tăm tối kiếp mù trôi

Nói xong Thầy tái mặt hồi     

Trò hoảng hốt: “Úi Thầy ôi, Thầy sao vậy…?

Con sợ hãi, biết cậy ai bây giờ ?!

4                                  …***…

Thầy khà khà: “Con nhầm to nhé

Bởi cảm thương đau khổ con ơi

Kìa đường xa gọi, thôi thôi đi nào!    

5                      …***…

Tôi bám Thầy xuống ngục hào thứ nhất

Gió rù rù khủng khiếp bên tai            

Ôi sầu thương vạn kiếp bi ai

Nghe hổn ha hổn hển u hoài rời rã 

Hồn tư bề gái trai vô kể

Dân tứ xứ già trẻ bất bằng

Thầy truyền tôi: «Đường còn xa tít mù giăng

Con ơi, xem chút thôi để còn đăng trình tiếp 

Họ chưa có đức tin cũng chưa phạm tội gì hết

Như thầy đây không cực hình mà khao khát khôn vơi

Âm u kiếp kiếp nổi trôi !»

6                                 

Nghe quặn lòng chua xót                   

Ôi Lâm Bô tang tóc bi ai       

Cầm lòng tôi hỏi lại: «Thầy ơi 

Không ai thoát được vạn đời sầu ư ?»

7                      …***…

Thoắt hiểu ý minh sư liền giảng

Cốc hang này mới đón Đấng Huyền Linh

Đội triều thiên xuống cứu độ chúng sinh

Người tự hủy xuống cõi sình hư nát

Cứu tổ tông thoát đêm đen mỏi mệt

Đưa con cháu lên cực sáng cửu an

Nào Nô-ê, nào A-ben, nào Mô-sê luật ban

Nào thánh vương Đa-vít, với Ab-ram tổ phụ

Nào dân riêng Ích Diên[1] bao miêu duệ

Những Ra-khen[2] hương sắc tỏa diễm kiều

Chưa kể dân ngoại rất nhiều !

8                                  …***…

Chưa qua một thoáng bao lâu

Từ trong tia mộng rạch bầu trời hoang

Thầy trò tung bước nhịp nhàng

Bước đưa xa lắc nhịp đàng quyến di

Thoắt xem thấy ô lạ kỳ

Đoàn hồn đâu đã khắc ghi danh vàng

Hỡi Thầy nghệ thuật khôn ngoan

Tiếng ai đâu bỗng reo vang tuyệt vời                        

Du dương khác hẳn người đời ?

Rằng: được ơn Trời mưa móc sáng lên

            Hương lan bay tới mọi miền 

Trần hồng vang gợi tiếng huyền bay cao.

            Bỗng đâu hô tiếng tơ chao

Chúc vinh kìa đại thi hào muôn năm

            Bóng mờ xa, nay hiện thân”.

Tiếng hô réo rắt thả dần êm rơi.

9                      …***…

Trông ra tôi thấy đám người thâm trầm oai vệ

Vẻ không vui cũng chẳng buồn.        

Thầy truyền: Phía trước, này con

Đại thi hào Homer oai phong lẫm liệt 

Cùng hàng tao nhân mặc khách Đông Tây

Nào Lưu Canh, nào Hô-Rát[3], Vi Diệu đây

Nào Đỗ Phủ, nào Khuất Nguyên, Lý Bạch

Thi đàn ý hợp tâm đầu

Thương nhau ngưỡng mộ thơ nhau lạ lùng!

10                                …***…

Từng người ghé mắt chào

Tôn sư cười tươi thắm

Diện kiến các thi hào

Tôi thấy vinh dự lắm

Làm người rốt hết giữa bao anh hùng.

11                    …***…

Lặng theo ánh sáng bập bùng

Lời vàng thánh thót, ngọc chùng khoan thai.

Thong dong bước tới lâu đài[4]

Bẩy thành bảo thiết trong ngoài uy nghiêm.

Giang sương xuôi chảy êm đềm

Vượt lưu thủy bước như thềm suối thơ.

Qua thất môn, chúng tôi vô

Mỡ màng nguyên thảo bước tơ chạm viền. 

Mắt người nơi ấy dịu hiền

Đường bệ uy quyền thanh thoát sáng trong.

Tiếng vang như tiếng chuông đồng

Thảnh thơi vào cửa mấy vòng ung dung.      

Ôi đề tài rộng vô cùng

Đoàn người đến lúc hết chung một đường.

Minh sư dẫn lối am tường

Bỏ vườn thanh vắng xuống phường mê cung.



[1] Horace (65-27 t CN) thơ trào phúng; Lưu Canh-Lucano thơ anh hùng ca.

[2] bảy thành bao bọc: vật lý, siêu hình, đạo đức, chính trị, kinh tế, toán học, và biện chứng pháp, hoặc là bảy loại hình nghệ thuật tự do: văn phạm, hùng biện, biện chứng, số học, hình học, thiên văn và nhạc lý


[3] Ích Diên: Israen, vốn là tên của ông Gia cóp (St 32, 28)

[4] Laban có hai con gái, Lê-a là chị và Rakhen duyên hơn. Gia cóp yêu Rakhen, đã xin đến phục vụ cho ông Laban bảy năm và rồi bảy năm tiếp theo, để cưới nàng. Ông Laban đã lừa Gia cóp ăn nằm với cô chị, với lý do theo tập tục phải gả cô chị trước. Cuối cùng Gia cóp được lấy cả cô Rakhen làm vợ. (St 29, 18-30).