THẦN KHÚC-ĐỊA NGỤC
Thi hào Đăng Thế An (Dante Alighieri)
CA KHÚC VII: Ngục Keo Kiệt
Đám hồn kia mù điếc
Đời
dương thế không nghĩ trước tính sau
Không
biết dùng của cải sinh ơn phúc
Những kẻ mù điếc, không ánh sáng lý trí bị trừng phạt đời đời. Ngôn ngữ thơ diễn tả tính chất cay đắng và thô cứng.
Ở vị trí trung gian,
tác giả đặt nổi lên gương mặt của Thần Tài, vốn có nhiệm vụ phân phát của cải
phù vân theo một trật tự quan phòng, với những sự kiện, số phận vĩnh cửu của từng
cá nhân hay của các dân tộc.
Thần tài nắm giữ trước sau
thói
đời sau trước tranh nhau cực hình.
Các tội nhân trong ngục
này được phân loại dựa trên tư tưởng Đạo đức của Aristot, theo đó, tội là sự
thái quá giữa hai thái cực: cho đi và giữ lại. Nhưng tội thực sự là sự dính bén
nô lệ vào của cải. Khác với thói sa hoa, háu ăn, giận dữ và lười biếng, thì tội
hà tiện này làm hủy hoại đời sống cộng đồng dân sự.
Qua kinh nghiệm cay đắng
liên quan đến chính trị, tác giả đã cho thấy cái nguồn gốc thực sự của những sự
dữ của nhân loại thể hiện trong con sói cái ấy.
Cũng trong ca khúc
này, tác giả lên tiếng tố cáo những con
người của Giáo hội đã chạy theo tiền bạc:
Dầu
cho vét cả hành tinh
lòng đầy vàng bạc an bình mất tiêu
Ca
khúc có cấu trúc rất riêng, chia thành thời gian, ba loại ngôn ngữ: ngôn ngữ hiện
thực chiếm các cảnh tội nhân; ngôn ngữ đối lập miêu tả xung quanh Thần Tài; và
ngôn ngữ trình thuật.
1
Phú
Tư ông ổng oang oang:
“Tướng Sa-tan,
Tướng Sa-tan, dưới này!”
Nhưng Thầy mọi sự đã hay
nhắc tôi: “Đừng sợ!” an ngay tâm hồn
“dù cho quyền lực khôn lường
cũng
không ngăn nổi bước đường ta đi”.
2 Thầy liếc trúng mõm phì quái quỷ
Quát như sấm: “Đồ khốn kiếp ! Câm đi !
Vào
lòng mi mà gặm nhấm điên tiết !”
…***…
3 Thú hung dữ bụng đương căng xẹp lép
Như buồm giăng cột toác đổ sầm
Thầy trò tôi đi tiếp xuống hầm
Ngục hình đệ tứ, vực âm u hoài.
Nghe ác trầm trần ai rên rỉ
Xem thiên sai công lý trị vì
Cực hình sao lắm sầu bi
Tội nào hủy hoại, lỗi gì khiếp kinh
như Cuồng Thác thình lình ập đổ
Ầm ầm sóng loạn vỡ tứ tung
Âm hồn điên đảo lùng nhùng
Ôi đông chết khiếp giật tung hồn người
!
kẻ than đất, kẻ hận trời hờn rú
Đẩy từng khối gian khổ nặng nề
Va va đập đập tư bề
tùng phèo hất cẳng ê chề riếc nhau
“Thằng
hoang! Đứa kiết! ” Vòng ngục sầu than ôi
4 Như vòng vèo xoáy đuôi luẩn quẩn
Miệng gào lên u uẩn căm hờn;
Dồn xoay tới sát chân tường
nửa vòng này hết, đến phường bên
kia.
Lòng tôi sầu đằm đìa ứa lệ
Liền hỏi Thầy xem hố lạc loài
Họ là tăng lữ hay ai
mà đầu trọc lốc bên tay tả bìa.
…***…
5 Người đáp: “Đám hồn kia mù điếc
Đời
dương thế không nghĩ trước tính sau
Không
biết dùng của cải sinh ơn phúc
Nghe
chúng nói thật không khó nhận ra
Khi
hai vòng xoáy ngược nhau va đập
Hai lỗi
lầm đối nghịch cũng chia lìa.
Ấy
tăng lữ, đầu không còn chỏm tóc
Xưa bạch
y hay sắc phục hồng y
Cùng
những hồn sống đời quá keo kiệt”
6 “Trong
đám kia, bạch Thầy
Hình như con biết
Vài âm hồn chết vì một trong hai”
7 “Con ơi, vô ích”, thầy thầm
“kiếp
mù tăm tối, lương tâm đâu còn
làm sao nhận biết đục trong
chỉ còn xung khắc mãi vòng đôi co.
Cho
tới ngày cửa mồ bật nắp
Hoang phí, bo bo phán xét rạch ròi.
Không dùng hữu ích của đời
ngục sâu chui xuống, nước Trời hết lên
Tới mức nào thôi phiền chi kể
Của phù vân là thế qua mau.
Thần tài nắm giữ trước sau
thói
đời sau trước tranh nhau cực hình.
Dầu cho vét cả hành tinh
lòng đầy vàng bạc an bình mất tiêu!”.
…***…
8 “Bạch Thầy xin giảng đôi điều
Thần tài, ai vậy, thần siêu hay người
sao thần ôm hết của đời?”
9 Thầy liền quở trách: “Chao ôi mê lầm
vô minh nhiều thế hay chăng
thôi được, ta nói thực rằng cho con.
Hùng siêu Thượng Trí càn khôn
dựng nên vũ trụ rải muôn phương trời
sai thần canh giữ từng nơi
phân
chia đều khắp ánh ngời hào quang.
Cũng thế của cải trần gian
Thần tài điều khiển mở đàng thần đi
Phù vân luôn chuyển thôi thì
nhà này xứ nọ, lắm khi quay vòng
mặc đời toan tính nhọc công;
kẻ
dư dư giả, kẻ mong mong hoài
chạy theo phán quyết thần Tài
vốn thường ẩn, tựa rắn ngoài rừng hoang.
Dầu con biết, bất khả ngăn
Thần ra phán quyết,
thần săn đuổi hoài
như thần khắp cõi trần ai
Không ngừng luân chuyển không sai một giờ.
Nhiều khi thần phải chạy xô;
kẻ thì tay trắng, kẻ mơ đổi đời.
Oán thần cũng lắm hạng người
lẽ ra phải biết hết lời ngợi ca.
Nhưng thần không chút nề hà
không thèm đếm xỉa bỏ qua an bình:
vui cùng thụ tạo anh linh
quả cầu lăn tiếp phúc vinh no đầy.
Giờ ta xuống ngục dưới này
sao hôm đã lặn, sao mai mọc rồi”.
10 Dòng thác bên sục sôi giội xuống
Xoáy thành hào, dựng thành vách uốn quanh
Mầu đen kìn kịt, mùi sộc hôi tanh
Thầy trò tôi rảo qua vành xuống dưới
Rạch thảm sầu ngóc ngoi luồn tới
Chân bờ đá xám xói hiểm nguy
Thác cuồn cuộn đầm Xiển Tích sầu bi
Mình tôi đứng không khác gì xác ướp
Thấy đoàn người vùi trong bùn nhơ nhớp
Mặt dữ dằn lồng lộn thân tô hô
Mãi đánh nhau, húc đầu lâu vô
Thượng cẳng chân, nhe vuốt răng xâu
xé
11 Thầy bảo tôi: “Đã thấy chưa, con ơi
Những linh hồn nộp mình làm nô lệ
Những linh hồn để cuồng giận lên ngôi
Dưới mặt nước còn phì phò bao kẻ
Đang chìm đắm sủi bọt bong bóng trôi”.
12 Chúng bồi hồi than thở:
“Chúng ta chán thở trên đời
Thuở bình minh không gian đẹp tươi
Mang trong mình u hoài luồng khói:
Xưa
chán sống một đời sám hối
Giờ buồn thây
muôn kiếp đầm hôi
Khúc thảm sầu trong cổ họng chao ôi
Không sao thốt thành lời…Thê thảm!”
Thầy trò tôi đã vượt lầy ảm đạm
Giữa vực thẳm bùn ám ảnh hoài
Cuối cùng tới tháp bi ai.