Đôi lời BBT: Ngày 01.010.2021, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tổ chức Hội thảo thường niên Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021, hình thức online, với nhiều bài tham luận khác nhau, trong đó có bài nghiên cứu của Lm. Giuse Vũ Văn Khương, tiến sĩ Ngôn ngữ học. Bài do tác giả chia sẻ riêng với thành viên BBT, sau khi ngỏ ý chia sẻ với quí độc giả VTCG, ngài đã vui vẻ chấp nhận. Xin chân thành cảm ơn cha Giuse và hi vọng BBT sẽ nhận được thêm các bài chia sẻ của cha trong lĩnh vực rất đặc thù này.
KHẢO CỨU TỪ NGỮ CÔNG GIÁO GỐC ẤN ÂU CÓ CẤU TẠO HÁN VIỆT
(Nghiên cứu trên cơ sở ngữ liệu các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam)
Hình minh họa
Linh mục Vũ Văn Khương, Tiến sĩ Ngôn ngữ học,
Tòa giám mục Hải Phòng, 46 Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng
Email: [email protected]
Thạc sĩ Lê Thị Hà
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông - Đống Đa - Hà Nội
Tóm tắt: Từ ngữ Công giáo là một bộ phận của khối từ vựng tiếng Việt. Nghiên cứu lớp từ này không chỉ giúp hiểu sâu hơn bản chất vấn đề mà còn bổ sung và làm giàu các hiểu biết về tiếng Việt nói chung. Bài viết góp phần vào việc nghiên cứu các từ ngữ Công giáo tại Việt Nam trong phạm vi nhỏ là các từ ngữ Công giáo vay mượn gốc Ấn Âu có cấu tạo Hán Việt (trên cơ sở ngữ liệu là các bản kinh nguyện của các giáo phận Dòng tại Việt Nam). Nghiên cứu cho thấy tính độc lập khá cao giữa các từ ngữ đang đề cập trong tiếng Việt và tiếng Trung, cụ thể tỉ lệ không giống nhau trong sử dụng của các đơn vị này trong hai ngôn ngữ là 77%. Nghiên cứu cũng cho thấy trong lớp từ ngữ này hiện nay vẫn đang phát sinh một xu hướng thuần Việt hóa từ vựng rất lớn.
Từ khóa: Từ ngữ Công giáo; Từ ngữ vay mượn; Từ ngữ Hán Việt; Từ ngữ Ấn Âu
1. Đặt vấn đề
Công giáo và Phật giáo là hai tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, có nhiều đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng về nhiều mặt cho quê hương Việt Nam. Mặt khác, tôn giáo là hoạt động mang tính đặc trưng của con người, vậy nên nghiên cứu tôn giáo luôn là điều quan trọng và cần thiết.
Trong khi các nghiên cứu về Phật giáo tại Việt Nam khá nhiều thì các nghiên cứu về Công giáo ở nước ta còn rất hạn chế, đồng nghĩa với việc mảnh đất đào xới cho tôn giáo này còn rất mênh mông và nhiều vấn đề vẫn còn là mới mẻ. Đây là lí do đơn sơ đầu tiên của chúng tôi cho bài viết: Từ ngữ Công giáo gốc Ấn Âu có cấu tạo Hán Việt (Nghiên cứu trên cơ sở ngữ liệu các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam).
2. Ngữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Ngữ liệu nghiên cứu
Kinh nguyện chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người giáo dân Công giáo. Kinh nguyện Công giáo không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng cầu nguyện vốn có, mà còn thường hàm chứa nội dung Kinh Thánh, Giáo lý, Giáo luật,… những lĩnh vực chính yếu của sinh hoạt tôn giáo, nên còn mang giá trị giáo dục đức tin và đời sống tôn giáo. Kinh nguyện Công giáo vừa mang tính chất thánh thiêng khi thực hành chức năng cầu nguyện, vừa mang tính chất thực tiễn khi thực hiện chức năng giáo dục do đó, chúng rất gần gũi và thiết yếu trong đời sống tín hữu. Xét về mặt ngôn ngữ, từ ngữ trong kinh nguyện Công giáo có thể phản ánh tương đối đầy đủ bộ mặt ngôn ngữ của cộng đồng tôn giáo này. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn ngữ liệu là các kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam để nghiên cứu trong bài viết này.
Hiện nay, năm 2021, Việt Nam có 27 giáo phận Công giáo. Trong đó, các giáo phận: Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn do đặt dưới sự coi sóc của các linh mục dòng thánh Đa Minh từ năm 1757, nên được gọi là các giáo phận thuộc dòng thánh Đa Minh, gọi tắt là các Giáo phận Dòng. Giáo phận này được coi là nôi khai sinh của Công giáo tại Việt Nam, phát triển rất mạnh trong những năm trước biến cố di cư 1954, tạo nên những nét văn hóa Công giáo phong phú. Các bản kinh nguyện hiện nay tại Việt Nam thường được hình thành trong cộng đồng Công giáo các giáo phận này. Chính vì thế, chúng tôi lựa chọn các bản kinh nguyện của các giáo phận Dòng kể trên làm tư liệu nghiên cứu, bao gồm các tập kinh sau:
- Bản Kinh tụng đọc toàn niên xuất bản năm 1865, là cuốn sách kinh bằng chữ Nôm, in bản gỗ cổ nhất, dày 413 trang, được Linh mục Nguyễn Hưng phục nguyên năm 2007, văn bản bị mất vài trang. Bản kinh này rất quan trọng cho việc nghiên cứu các kinh cũ trước khi có sự thống nhất và hiệu chỉnh kinh của Hội đồng Kinh năm 1924. Đây cũng là bản kinh có giá trị cho việc nghiên cứu các từ ngữ lịch sử của lớp từ vựng Công giáo tại Việt Nam nói riêng và tiếng Việt nói chung.
- Bản Toàn niên kinh nguyện địa phận dòng Thánh Đaminh, Nhà Thiện bản Đa minh xuất bản năm 1953 tại Hà Nội. Sách dày 442 trang.
- Cuốn Toàn niên kinh nguyện của Giáo phận Bùi Chu xuất bản năm 1956, dày 451 trang có ba phần, gồm: các kinh Hội đồng Kinh năm 1924 đã sửa chữa và những những kinh giáo dân Địa phận Bùi Chu quen đọc.
- Sách Kinh địa phận Hải Phòng, in tại Hòn Gai năm 1958, dày 335 trang.
- Sách Kinh địa phận Hải Phòng, Bùi Chu, Thái Bình, in năm 1970 tại Gia Định, dày 384 trang.
- Sách Kinh giáo phận Bùi Chu, dày 200 trang, được Đức giám mục J.M Vũ Duy Nhất chuẩn in (imprimatur) năm 1983, do Tòa giám mục Bùi Chu phát hành nội bộ.
- Cuốn Kinh Bản Công giáo giáo ơhận Bắc Ninh in năm 1992 dày 279 trang, do Tòa giám mục Bắc Ninh xuất bản theo giấy phép xuất bản số 54/CXB cấp ngày 23/3/1992.
- Bản Toàn niên kinh nguyện giáo phận Hải Phòng, dày 308 trang, do Tòa giám mục Hải Phòng in năm 2010.
- Sách Kinh của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng dày 32 trang, là bản phôtô lưu hành nội bộ, không có năm xuất bản.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng và mục đích như trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chuyên biệt chủ yếu sau:
1) Phương pháp khảo sát văn bản: Phương pháp này có mục đích thu thập các từ ngữ Công giáo được sử dụng trong các văn bản tư liệu, làm đối tượng nghiên cứu của bài viết.
2) Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học để tìm hiểu, phân loại và miêu tả các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện. Trong đó, bài viết chủ yếu sử dụng các thủ pháp sau:
+ Thủ pháp phân tích chức năng: Để xác định nghĩa của các đơn vị từ vựng trong bối cảnh / ngữ cảnh cụ thể.
+ Thủ pháp phân tích cấu trúc: Để làm rõ vấn đề cấu tạo của các đơn vị từ ngữ Công giáo được nghiên cứu.
+ Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa: Để khảo sát ngữ nghĩa của các nhóm từ trong lớp từ ngữ Công giáo.
+ Thủ pháp thống kê và phân loại: Nhằm phân loại các đơn vị có chung đặc điểm để nghiên cứu thành đặc điểm chung của từng nhóm từ ngữ.
+ Thủ pháp phân tích quy chiếu: Để kết nối các biểu thức từ ngữ khác nhau cùng quy chiếu một thực thể.
3. Từ ngữ Công giáo gốc Ấn Âu có cấu tạo Hán Việt
3.1. Lí do của việc vay mượn từ vựng
Công giáo dù ra đời ở vùng Tiểu Á nhưng ngay từ thế kỉ thứ IV, đã trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã rộng lớn, mà hầu như không hiện diện ở các nước Á Châu. Chính vì thế, đầu thế kỉ XVI, khi được truyền vào Việt Nam, đúng ra đó là một cuộc “trở lại” Châu Á, nơi phát xuất, tuy nhiên Công giáo hoàn toàn mới mẻ với mảnh đất này. Trong tiếng Việt, các từ vựng chỉ hệ thống khái niệm, giáo nghĩa Công giáo chưa bao giờ tồn tại. Một lý do nữa xuất phát từ sự bó buộc khắt khe không cho phép chuyển dịch hệ thống danh từ thần học một cách tùy tiện. Mọi danh từ thần học và phụng vụ đều phải có sự quy chiếu mang tính luật định (quy định trong luật phụng vụ của Giáo hội Công giáo toàn cầu) với hệ thống danh từ triết học và thần học bằng tiếng La Tinh. Vì thế, nhu cầu vay mượn xuất hiện. Điều này không phải là một phản ảnh tiêu cực trong quá trình phát triển ngôn ngữ nhưng là một hiện tượng phổ biến và tích cực giúp cho một ngôn ngữ được giàu lên.
3.2. Nguồn gốc các từ ngữ Công giáo vay mượn
Qua khảo sát các đơn vị từ vựng trong ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy các từ ngữ này hầu hết có nguồn gốc Ân Âu là một ngữ hệ lớn chạy dài theo đường trục Tây Nam của đại lục Á Âu, bao trùm hầu hết các ngôn ngữ châu Âu và đa phần các ngôn ngữ Trung Á.
Giống như giá trị của tiếng Phạn đối với từ ngữ Phật giáo, tiếng Do Thái, Hi Lạp và La Tinh được coi là các ngôn ngữ gốc của đa số các khái niệm Công giáo. Nhất là tiếng La Tinh được sử dụng để chuẩn hóa hệ thống từ ngữ và thuật ngữ Công giáo chung cho cả thế giới, và làm căn cứ để chuyển dịch ra các ngôn ngữ khác; tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ của Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước. Đây là ba ngôn ngữ chính làm nên hệ thống từ vựng Công giáo nói chung. Ngoài ra các ngôn ngữ trung gian của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp…cũng tạo nên một quá trình vay mượn gián tiếp lớp từ ngữ này.
3.3. Đặc điểm sử dụng của các từ ngữ Công giáo gốc Ấn Âu có cấu tạo Hán Việt
Khác với nguồn vay mượn từ vựng của tiếng Việt nói chung chủ yếu từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh; nguồn vay mượn từ vựng của lớp biệt ngữ Phật giáo tại Việt Nam chủ yếu là tiếng Phạn và tiếng Hán; nguồn vay mượn các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam lại ít xuất phát từ tiếng Hán nhưng phần nhiều chủ yếu từ các ngôn ngữ Ấn Âu, cụ thể là tiếng La Tinh, Do Thái, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha….Điều này phản ánh chính xác nguồn gốc và quá trình du nhập của tôn giáo này vào Việt Nam. Khi vào tiếng Việt, các từ ngữ gốc Ấn Âu được xử lí bằng nhiều cách: giữ nguyên dạng, phiên âm hoặc dịch nghĩa. Trong đó, những từ ngữ được hình thành bằng phương thức dịch nghĩa mang tính ổn định tương đối cao khi đối chiếu giữa các bản kinh nguyện trong các thời kì xuất bản, nhất là với các từ ngữ được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt. Theo chúng tôi, loại từ ngữ này đã được thuật ngữ hóa trong quá trình phiên chuyển và phù hợp với tâm thức sử dụng của tín hữu Việt Nam hơn hai loại từ ngữ được vay mượn qua hai phương thức giữ nguyên dạng và phiên âm.
Khảo sát các từ ngữ Công giáo tiếng Việt gốc Ân Ấu được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt, chúng tôi phân loại thành hai nhóm. Nhóm các từ ngữ được cấu tạo hoàn toàn bằng các yếu tố Hán Việt, ví dụ: Cựu ước (舊 約), Công Giáo (公 敎), Kinh Thánh (經 聖), Tân ước (新 約)… và nhóm các từ ngữ được cấu tạo bằng phương pháp ghép lai giữa một hoặc nhiều yếu tố Hán Việt với một hoặc nhiều yếu tố thuần Việt, ví dụ: Đức mến (trong đó Đức (德) là yếu tố Hán Việt, Mến (悗) là yếu tố thuần Việt), Chối đạo (trong đó Chối (咥) là yếu tố thuần Việt, Đạo (導) là yếu tố Hán Việt), Đền tội (trong đó Đền (填) là yếu tố thuần Việt, Tội (罪) là yếu tố Hán Việt)…
Điểm gây cho chúng tôi ngạc nhiên là có tới 198/257 từ ngữ Công giáo Hán Việt gốc Ấn Âu trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam không tồn tại các từ ngữ có âm Hán Việt tương đương trong tiếng Hán hiện đại (chúng tôi gọi là Từ ngữ Công giáo Trung Hoa), ví dụ:
Bảng 1. Bảng minh họa các từ ngữ Công giáo Hán Việt không có từ tương đương trong tiếng Trung Hoa
Trong 257 đơn vị từ vựng theo tiêu chí đang khảo sát, có 59 từ ngữ tồn tại song hành trong hai ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa. Sự giống nhau này có thể giả định tồn tại một tương quan vay mượn, dù không chắc chắn (vì có thể là ngẫu nhiên), ví dụ:
Bảng 2. Bảng minh họa các từ ngữ Công giáo Hán Việt có từ tương đương trong tiếng Trung Hoa
Đặc biệt, trong số 59 từ ngữ Công giáo song hành Hán Việt – Hán hiện đại (tiếng Trung Hoa) trên có 17 trường hợp trong tiếng Việt tồn tại hơn một từ ngữ đồng nghĩa. Từ ngữ đồng nghĩa thứ hai này không có trong tiếng Trung Hoa và lại ngày càng thông dụng hơn trong tiếng Việt, ví dụ:
Bảng 3. Bảng minh họa các từ ngữ Công giáo có Hán Việt có từ đồng nghĩa không tồn tại trong tiếng Trung Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
2. Đỗ Quang Chính (2008), Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 – 1659, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
3. Hội đồng giám mục Việt Nam (2011), Từ điển Công giáo 500 mục từ, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
4. Lã Minh Hằng (2013), “Nguồn tư liệu từ vựng thế kỷ XVII qua khảo sát truyện ông thánh Inaxu”, đăng trên: http://conggiao.info/ng-tu-lieu-tu-vung-the-ky-xvii-qua-khao-sat-truyen-ong-thanh-inaxu-264.html>, (29/12/2013).
5. Lê Thị Lâm (2019), Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ, Học viện KHXH, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Tú Mai (2012), Chữ Nôm và tiếng Việt thế kỷ XVII qua Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông của Jeronimo Maiorica, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà NộiNguyễn Văn Khang (2013), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
7. Stêphanô Huỳnh Trụ (2012), Tìm hiểu từ vựng Công giáo, Sách lưu hành nội bộ
8. Trần Trí Dõi (2007), Giáo trình lịch sử tiếngViệt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Vũ Văn Khương (2001), “Mấy nhận xét khi đọc cuốn Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4.2001.
10. Vũ Văn Khương (2001), “Thử tìm một vài hiện tượng mờ nghĩa từ vựng trong thành ngữ tiếng Việt ”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11.2001.
11. Vũ Văn Khương (2001), “Khảo sát một số yếu tồ mờ nghĩa trogn thành ngữ tiếng Việt”, Báo cáo khoa học, Trường Đại học KHXH và NV Tp.HCM.
12. Vũ Văn Khương (2005), “Thử tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của mấy danh từ và tập tục trong mùa Vọng”, Tập san số 1 - K.2004, Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.
13. Vũ Văn Khương (2006), “Giá trị của phụng vụ trong đời sống tín hữu”, Tập san Hiệp thông Hải Phòng, số 7 – 2006.
14. Vũ Văn Khương (2006), “Mùa Chay, thử tìm hiểu gốc và nghĩa của mấy từ ngữ liên quan”, Tập san số 2 - khóa K.2004, Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.
15. Vũ Văn Khương - Nguyễn Công Đức (2015), “Ngôn ngữ và tôn giáo – các định hướng nghiên cứu”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 5, Hà Nội, tr.84 – 93.
16. Vũ Văn Khương (2017), "Đặc điểm vay mượn của lớp từ ngữ Công giáo tại Việt Nam (qua khảo sát các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam)”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 9. Hà Nội, tr.36 – 41.
17. Vũ Văn Khương (2018), “Từ ngữ Công giáo trong một số tục ngữ, ca dao tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7, Hà Nội, tr.41 – 46.
18. Vũ Văn Khương (2018), “Sự chuyển hóa của lớp từ ngữ Công giáo vào tiếng Việt toàn dân”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, Hà Nội, tr.52 – 60.
19. Vũ Văn Khương (2020), Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội
Bảng 3. Bảng minh họa các từ ngữ Công giáo có Hán Việt có từ đồng nghĩa không tồn tại trong tiếng Trung Hoa
4. Kết luận
Từ ngữ Công giáo là một bộ phận của khối từ vựng tiếng Việt. Nghiên cứu lớp từ này không chỉ giúp hiểu sâu hơn bản chất vấn đề mà còn bổ sung và làm giàu các hiểu biết về tiếng Việt nói chung. Bài viết góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm các từ vựng Công giáo vay mượn gốc Ấn Âu có cấu tạo Hán Việt. Chỉ các từ ngữ vay mượn gốc Ấn Âu mà thôi chứ không phải tất cả các từ ngữ Công giáo Hán Việt tại Việt Nam.
Khi nghiên cứu hiện tượng, chúng tôi nhận thấy tính độc lập khá cao giữa các từ ngữ Hán Việt đang đề cập trong tiếng Việt và tiếng Trung, cụ thể tỉ lệ không giống nhau trong sử dụng của các đơn vị này trong hai ngôn ngữ là 77%. Thậm chí, ngay trong lớp từ ngữ Hán Việt này hiện nay vẫn tồn tại một xu hướng thuần Việt hóa. Lí do dẫn đến nhận định thứ nhất là vì Công giáo du nhập vào Việt Nam và Trung Hoa theo hai con đường gần như độc lập với nhau. Còn nhận định thứ hai nêu trên xuất phát từ lí do Công giáo là tôn giáo cho người nghèo, hướng tới tầng lớp quần chúng nên cách nói đơn sơ, gần gũi luôn là lựa chọn được ưu tiên. Thiết nghĩ, những nhận định này cũng có thể là những góp ý cho công việc chuẩn hóa từ ngữ Công giáo tại Việt Nam, đang là nhu cầu rất cấp thiết hiện nay nhưng vẫn còn bỏ ngỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
2. Đỗ Quang Chính (2008), Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 – 1659, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
3. Hội đồng giám mục Việt Nam (2011), Từ điển Công giáo 500 mục từ, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
4. Lã Minh Hằng (2013), “Nguồn tư liệu từ vựng thế kỷ XVII qua khảo sát truyện ông thánh Inaxu”, đăng trên: http://conggiao.info/ng-tu-lieu-tu-vung-the-ky-xvii-qua-khao-sat-truyen-ong-thanh-inaxu-264.html>, (29/12/2013).
5. Lê Thị Lâm (2019), Đặc điểm từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ, Học viện KHXH, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Tú Mai (2012), Chữ Nôm và tiếng Việt thế kỷ XVII qua Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông của Jeronimo Maiorica, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà NộiNguyễn Văn Khang (2013), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
7. Stêphanô Huỳnh Trụ (2012), Tìm hiểu từ vựng Công giáo, Sách lưu hành nội bộ
8. Trần Trí Dõi (2007), Giáo trình lịch sử tiếngViệt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Vũ Văn Khương (2001), “Mấy nhận xét khi đọc cuốn Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4.2001.
10. Vũ Văn Khương (2001), “Thử tìm một vài hiện tượng mờ nghĩa từ vựng trong thành ngữ tiếng Việt ”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11.2001.
11. Vũ Văn Khương (2001), “Khảo sát một số yếu tồ mờ nghĩa trogn thành ngữ tiếng Việt”, Báo cáo khoa học, Trường Đại học KHXH và NV Tp.HCM.
12. Vũ Văn Khương (2005), “Thử tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của mấy danh từ và tập tục trong mùa Vọng”, Tập san số 1 - K.2004, Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.
13. Vũ Văn Khương (2006), “Giá trị của phụng vụ trong đời sống tín hữu”, Tập san Hiệp thông Hải Phòng, số 7 – 2006.
14. Vũ Văn Khương (2006), “Mùa Chay, thử tìm hiểu gốc và nghĩa của mấy từ ngữ liên quan”, Tập san số 2 - khóa K.2004, Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.
15. Vũ Văn Khương - Nguyễn Công Đức (2015), “Ngôn ngữ và tôn giáo – các định hướng nghiên cứu”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 5, Hà Nội, tr.84 – 93.
16. Vũ Văn Khương (2017), "Đặc điểm vay mượn của lớp từ ngữ Công giáo tại Việt Nam (qua khảo sát các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam)”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 9. Hà Nội, tr.36 – 41.
17. Vũ Văn Khương (2018), “Từ ngữ Công giáo trong một số tục ngữ, ca dao tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7, Hà Nội, tr.41 – 46.
18. Vũ Văn Khương (2018), “Sự chuyển hóa của lớp từ ngữ Công giáo vào tiếng Việt toàn dân”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, Hà Nội, tr.52 – 60.
19. Vũ Văn Khương (2020), Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội