Thi hào Đăng Thế An (Dante Alighieri)
Ca Khúc V: Mê Cung
Tội đầu tiên gây hoảng hồn chính là tội xác thịt. Tuy nhiên, chúng ta gặp một
con người sống động, thậm chí, toát lên tất cả vẻ lịch thiệp quý phái. Đó là cái
nhìn trực giác vừa mới mẻ vừavĩ đại mang tính quyết định của tác giả. Những người
ở đây không xa lạ với chúng ta. Họ vẫn sống chính những niềm đam mê rất người. Có
điều đam mê đã biến thành tình trạng vĩnh cửu ! Không còn chút hi vọng!
Ở đây xuất hiện cảnh vừa bi kịch vừa gần gũi của Diễn
Ca: tính nhân bản quý phái và lịch sự, nhưng tinh thần lại bị chia cách vĩnh viễn
với bình an; không thể chuộc lại điều mà chính cô đã tự do lựa chọn. Lòng thương cảm bao trùm ca khúc đều
dành cho nàng nhưng điều mà tác giả muốn nói không phải là vẻ lịch thiệp tử tế hay
tội lỗi của nàng nhưng chính là sự hội tụ bi kịch: cái phẩm giá rất nhân bản và
vẻ đẹp kia đã bị xúc phạm vĩnh viễn khi chiều theo tội.
Tất cả ngôn từ
trong câu chuyện Diễn Ca không hề có có ý kết án. Đó là một thực tại đã rồi,
xưa như trái đất, không do tác giả quyết định; Nỗi buồn sâu sắc giữa bầu khí chết
chóc, tự nó, đã mang ý nghĩa cảm thương cao cả. Nhưng ở đây chỉ có một lữ hành
hướng tới một bến bờ khác, đi qua và
ông chiêm nghiệm chính đời mình.
Ông đề cập tới một chuyện tình mà cả một nền văn học
đã trình diễn. Sau Diễn Ca ta còn thấy có Diễn Đặng, nàng Hê Liên, tức là một
loạt tình nhân nổi tiếng, từ hình ảnh thần ái tình cổ điển đến chúa tể thể thơ trữ
tình. Câu chuyện chính xác và sống động, đã đột phá tất cả thơ cũ và thơ mới trong
chủ nghĩa hiện thực tuyệt đối, và đạt tới mức anh hùng ca.
Diễn Ca, thân thương trong tâm hồn chúng ta giống như
hình ảnh của Didone, vì nàng mang trong mình tất cả cái thế giới ấy vừa mỏng
giòn yếu đuối lại vừa mạnh mẽ trong lựa chọn của mình. Chỉ khi nào có thể đo lường
được chiều sâu đầy tính lịch sử và nhân loại, người ta mới có thể chạm tới lòng xót thương cực độ này.
1
Tối tăm tràn ngập
Biền biệt chơi vơi
Cực hình ngóc ngách
Quay quắt bao đời !
2 …*+*…
Giật đùng đùng, quan Mi Nốt[1]
phùng mang trợn mắt
Bay hớt hải, lũ tội nhân tái mặt kinh hồn
Tướng âm quan nghiến răng, giọng rè rè, kêu rắc rắc
Phường trắc nết banh mắt, âm sụt sịt, ngục réo ùn ùn
Điệu ép cung nhục hình tra tra quát quát
Lời ai oán, hành xác đáp đáp xưng xưng
Phường dâm dục, nghe não nùng, tâm bào buốt buốt
Bọn điếm đàng, thấy thê thảm, dạ xót đau đau
Phán từng cung đen đét
Phê mỗi tội gắt gao
Trời ơi ! Miệng quỷ quan có gang có thép !
Đất hỡi ! Lời âm phủ không tiếc không thương !
Từng hồn khép nép
Vạn kiếp thê lương !
3 …*+*…
Tôi vừa đến chưa kịp đưa mắt
Quỷ đã la tức thời điếc tai:
“Mày liều lĩnh
chui vào chỗ chết ?
Ai cả gan dẫn xuống
tuyền đài ?”
Lúc bấy giờ hắn dừng tay xét nét
Trong khi ấy tôi đảo mắt xem xem
Hắn quát: “Cửa đấy thênh thang,
chuyên lường gạt!”
Thầy truyền: “Lòng này phóng
khoáng, thích tự do !”
Chợt đôi bên, lời qua tiếng lại, chát chát
Còn tứ phía, ngó trước nhìn sau, run run
Thoắt, trông cảnh sầu rơi kiếp kiếp
Đùng, thấy phường dục vọng đời đời
Báng bổ chết khiếp
Càm ràm than ôi!
4 …*+*…
Như đàn sáo mệt, đuổi nhau líu ríu trong bão tuyết
Tựa điếm phường sầu, đeo bám giằng co giữa âm phong
Bên liên hồi não nề tung giật
Chốn mãi mãi băng hoại xé lòng
Tuyệt đường mơ ước
Thôi hết thong dong !
Tôi kêu: “Thầy hỡi, sao âm phong
đày khủng khiếp ?”
Người đáp: “Con à, bởi dục vọng
ngút ngàn trùng
Này mụ nữ hoàng dâm bôn[2], trị nhiều dân tộc
Đấy phường nô lệ
đàng điếm, mê lắm dục hèn
Kia ả đĩ bỏ chồng
Si Keo[3], để rợn rùng tự sát
Đó đóa hoa rơi bẫy,
Hê Liên[4], rồi tang tóc tiêu điều
Đây chàng
Anh-Chinh[5] vì tình yêu bị giết
Đấy bọn Trịnh, Pha[6], bởi sắc dục toi đời”.
Ôi! Bóng hồng rũ liệt
Hỡi đăng chúc chơi vơi !
6 …*+*…
Thầy kể hàng loạt
Hiệp sĩ, giai nhân
Tôi xin tiếp xúc
Người bảo chờ thêm
Nhìn âm phong, dập dồn trôi vút vút
Thấy một đôi vương vấn cuốn bay bay
Tôi vẫy gọi: “Này đôi bạn, xin dừng
lại chút !”
“Ôi uyên ương, có
chuyện sầu chi ?”
Họ chiều nghe, như đôi câu, bay tìm tổ ấp
Để bầu không vọng tiếng nao nao:
7 …*+*…
“Ôi! Đa tạ tiếng thanh tao[7]
thăm chốn huyệt
sào hư mất thê lương.
Nói sao hết nghiệp tình trường
trùng trùng trăm mối
vấn vương ngàn sầu.
Ra tuồng trên Bộc trong dâu (Kiều)
trầm luân muôn kiếp còn đâu Thiên Đường!
Giá làm bạn của Thiên Vương
sẽ cầu ơn phước rải
đường Ngài đi
Tạ lòng trắc ẩn từ bi
thương thân chìm nổi,
xót khi khốn cùng.
Chờ âm phong bớt bập bùng
vơi cơn càn quét não
nùng thuyên di.
Tấc thành muốn ngỏ thêm chi
phận bèo xin mở
tai thì thầm nghe.
9 …*+*…
Em xưa yểu điệu thôn quê
êm đềm ven biển
triền đê hiền hòa
Dòng Phô lả lướt lượn qua
tùy tùng theo gót
chung òa đại dương.
Ôi tình si cướp thiên lương
cướp tình nhân cướp
tình nương hẹn hò.
Hoa tàn nhụy rữa bây giờ
tình si thúc ép
tình mơ đáp đền
trà
mi vui thú mấy hên
Con ong ăn chả quấn bên lòng hoài
Yến
oanh kết liễu bi ai
Ca-in chung ngục
đáng đời sát nhân”!
10 …*+*…
Nghe bấy lời thương tâm ai oán
Thêm ray rứt, thêm đoạn trường đau
Nghẹn lòng khô cả yết hầu
Thầy truyền: “Con ngẩn ngơ đâu lạ
kì?”
11 …*+*…
Thầy ôi! Sao quá sầu bi
cho con
chia sớt chút gì đồng hương:
“Diễn
Ca ! Ôi quá bi thương
hoa tàn chua chát, đoạn trường xót đau!
Rơm
khô bén lửa khi nào
làm sao bùng cháy khát khao tơ nguyền ?”
12 …*+*…
Hồn nghe giằn vặt nỗi niềm
vật vờ thở:
“Ối! Cực phiền chi hơn
Ngục
sầu ôn phút uyên ương
mây trôi bèo dạt trăm đường xót xa!
(Đau
đớn thay phận đàn bà
lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!) (Kiều)
Tấc
thành muốn xẻ não nùng
chuyện tình bi đát lửa bung dầm dề
Xin
thưa dẫu phải ê chề
Xin chia sẻ dẫu tư bề lệ sa!
13 …*+*…
Xưa
em mê truyện trăng hoa
Chuyện Lăng-xê-lốt mở ra tình đời
Phong
tình cổ lục buông lơi
ngờ vực tan biến, môi mời gọi nhau.
Bao lần mắt chữ chụm
đầu
bấy lần gương thẹn
má đào hây hây.
Từng trang gợi mở mê say
vườn văn rẽ lối
gió lay nảy tình
hoa kề môi mũi rung rinh
yến oanh thề hứa
chén quỳnh quýnh[8]
trao.
Môi hương run rẩy rạt rào
song thư dang dở
khép vào mộng mơ
Nhà văn ấy gã Liêu Tơ!”
Âm hồn than kể vật vờ khổ đau
Tình nhân nghe cũng quặn sầu
còn tôi hấp hối gục đầu ngán ngao.
[1] Minosse, vua của đảo
Creta, con thần Zeus và châu Âu, trong thần thoại, vốn là thần nghiêm khắc, là
phán quan địa ngục. Tuy nhiên, nhân vật này cũng được Đăng Thế biến đổi thành
quỷ, với đôi nét phác họa vắn gọn mang nét thú tính.
[2] Nữ hoàng xứ Caldea và Assiria,
nổi tiếng xinh đẹp và dâm đãng, đã ban bố đạo luật thừa nhận sự loạn luân.
[3] Vợ vua Sicheo, phải lòng
chàng Enea (ông tổ La-mã sau này) khi chàng dạt bờ biển quê hương nàng. Nhưng
chàng quyết ra đi tìm miền đất mới, nàng Didone đã tuyệt vọng tự sát và phản bội
lại lời thề ước với chồng cũ.
[4] Hê Liên: Trong thần thoại Hy Lạp, quen gọi
là Helen thành Troy (Troa, hay Tơ-roa), hay Hê Liên xứ Sparta là con gái của thần
Zeus và Leda. Nàng được xem là tuyệt thế giai nhân. Nàng là Vương hậu Laconia,
một địa phận trong Hy Lạp, với tư cách là vợ của Menelaus. Nàng đã từng bị bắt
cóc bởi Theseus - người anh hùng nổi tiếng Hy Lạp. Eros đã bắn một mũi tên vào
ngực nàng, khiến nàng yêu Paris và theo chàng về thành Troa. Việc nàng bị bắt
cóc bởi Paris đã dẫn đến Chiến tranh thành Troa kéo dài hơn 10 năm. Sau cuộc
chiến, nàng được Melenaus đưa về Sparta.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Helen_(th%E1%BA%A7n_tho%E1%BA%A1i)
[5] Anh hùng Achille, Asin,
người Hi Lạp trong cuộc chiến thành Tơ-roa, đã yêu nàng Polisena, con gái vua
Priamo, chàng bị lôi kéo vào bẫy gian và bị giết.
[6] Tristan và Paris (Pha Lệ) :
hai kẻ bắt cóc nàng Hê Liên.
[7] Diễn Ca: Francesca
là người tình của Paolo. Ngoài đời họ là anh em họ hàng (Francesca đã kết hôn với
Gianciotto, anh trai của Paolo) và tình yêu này đã khiến họ chết dưới tay chồng
của Diễn Ca. Nàng giải thích với nhà thơ tất cả đã xảy ra như thế nào: đọc cuốn
sách giải thích tình yêu giữa Lancelot và Guinevere, cả hai tìm thấy hơi ấm
trong nụ hôn run rẩy mà cuối cùng họ trao nhau và bắt đầu niềm đam mê của họ.
[8] "Đầy vơi chúc một chén quỳnh,
Vì
duyên duyên uống, vì tình tình say." (Ca dao). Chữ quýnh ở đây gợi tâm lý
bối rối mất kiểm soát: luýnh quýnh.