GIÁNG SINH VỀ TRÊN XỨ NGÀN
Nếu một lần nào đó đôi bàn chân bạn đặt đến vùng xứ ngàn này, chắc có lẽ bạn sẽ đặt câu hỏi? Tại sao được gọi 1 ngàn, rồi 7 ngàn và tận cùng là 14 ngàn. Phải chăng là 7 ngàn sẽ nhiều hơn 1 ngàn, hay 14 ngàn sẽ giàu hơn 7 ngàn. Có người nói đùa ở 7 ngàn mua gì cũng bằng 7 ngàn. Có nhiều giả thuyết nói về xứ ngàn này. Với tôi giả thuyết địa văn hóa hợp lí nhất vì do đặc điểm vùng miền Tây Nam bộ kênh rạch chằng chịt, và kinh tế tại vùng này là nghề nông. Nên việc nguồn nước vô cùng quan, bởi thế các mỗi 1km sẽ có một con kênh để dẫn vào nguồn nước, để thuận tiện cho việc ghi nhớ, người dân bản địa đã ghép từ “ngàn” vào.
Khi bạn đến xứ ngàn bạn sẽ ngỡ ngàng với sự phát triển. Không còn là những nghề nông truyền thống, mà có cả thương nghiệp rất phát triển. Cụ thể tại Bảy ngàn sầm quất nhất, không chỉ ngày nay mà cả thời Pháp, nơi đây là vị trí chứa lúa cho xứ ngàn. Đời sống người dân được nâng cao không chỉ về mặt vật chất mà còn cả đời sống tâm linh. Không chỉ có Chùa của người Việt, Thánh Thất của người Cao Đài, Chùa Nam Tông của người Khmer, mà còn có Nhà thờ Công giáo.
Ngày nay nhà thờ Bảy ngàn được lột xác và biển đổi từ khi linh mục chánh xứ về. Nơi đây không chỉ quy tụ các giáo dân trong giáo xứ, mà ngay cả những anh chị em không cùng niềm tin hay không có niềm tin vào thượng đế. Tất cả sống chan hòa với nhau, gắn kết với nhau qua mỗi dịp quan trọng. Chẳng hạn lễ tết, trung thu, các dịp phát quà cho người nghèo, đặc biệt lễ Giáng sinh là dịp quy tụ nhiều nhất.
Giáng sinh năm nào cũng thế, khâu chuẩn bị cho đêm canh thức rất kỳ công. Các em thiếu nhi phải tập dợt với biên đạo hơn 2 tháng. Chương trình canh thức diễn ra 1 đêm vào 24, tối 25 thì Mừng Chúa Giáng Sinh cùng với phát quà cho các em thiếu nhi trong và ngoài giáo xứ. Phần quà lên tới ngàn, giống như địa danh vậy. Khi được hỏi người dân bản địa về chương trình giáng sinh, chị Bảy cho tôi được biết:
“Từ ngày “ông cha” (cách gọi linh mục của người dân miền Tây Nam bộ) này về cái gì cũng mới, chị rất thích lại nhà thờ vào dịp giáng sinh. Vì lại đây rất thoải mái, tự do và thấy bình an. Ông cha rất thân tình, luôn tươi cười khi gặp gỡ. Mấy bé thiếu nhi ở đây cũng ngoan, biết chào hỏi người lớn”.
Tôi liền hỏi: "Thế chị thích đạo này không ?”
Chị ta trả lời:
- Rất thích chứ
Đó là tâm tình của anh chị em không cùng niềm chung tôn giáo, khi đến với Nhà thờ Bảy ngàn. Quả thật vẻ đẹp của ngôi nhà thờ Bảy ngàn là vẻ đẹp của hướng thượng, thanh thót, vươn cao. Vẻ đẹp của sự giao hòa, bình an, hòa bình càng quý hơn mà nhà thờ Bảy ngàn mang lại khi Giáng Sinh về.
Khi bạn có dịp về Bảy ngàn bạn mà bạn không viếng nhà thờ Bảy ngàn quả thật là một thiếu xót vô cùng tiếc. Hãy dành ít phút đến viếng thăm biết đâu bạn nhận được một món quà từ thượng đế. Ước mong nhà thờ Bảy ngàn ngày càng phát triển, không chỉ về quy mô, mà còn trưởng thành về đời sống tôn giáo (đời sống đức tin). Để có giới thiệu Chúa đến với những anh chị em chưa nhận ra và đón nhận Chúa.
Cao Dương Cảnh