TỰA
Biết ở lại trong lãnh vực ‘cái ít’ đó là tất cả sự tự chế của nhà giáo dục …Và tất nhiên ‘ít’ thì không phải là nhiều nhặn gì đối với ‘tất cả’ nhưng đối với “số không” thì chẳng phải là quan trọng hay sao ? Jean –Marie Petitclerc đã tung ra câu hỏi này nơi phần kết luận cuốn sách, và câu hỏi này thấy rằng nó rất có ý nghĩa đối với cuộc tìm tòi của ông. Trước hết nó lập tức nêu lên những giới hạn của những trang này, không có cao vọng trở thành một khảo luận về giáo dục, nhưng chỉ là một suy nghĩ, mời gọi những ai có trọng trách giáo dục hãy xem xét cẩn thận hơn về cách thức của mình. Sau là cuốn sách muốn kêu mời độc giả hãy ra khỏi cách đặt vấn đề như kiểu ‘hoặc là … hoặc là’.
Quả vậy, tôi thấy hình như đó là một ý lực của nền giáo dục do J.M. Petitclerc trình bày : một phương thức giáo dục nhân bản và theo phúc âm, hiệp nhất mà vẫn tôn trọng những nét khác nhau, hoặc căn cứ trên những vẻ khác nhau mà vẫn làm cho hiệp thông với nhau. Nhà giáo dục phải là người biết đập tan những kiểu lựa chọn sai lầm, nhìn hành động theo những cách lựa chọn giả dối ‘hoặc cái này … hoặc cái kia’ ; giáo dục là thực hành lối sư phạm của cái ‘và’, hay tốt hơn, của cái ‘ở trong’, một cái ‘ở trong’ không dấn tới cái lờ mờ bất phân nhưng sẽ đào sâu và khớp lại các sự khác biệt. Bốn ví dụ sau đây sẽ giúp hiểu được điều có vẻ như trừu tượng nhưng thực ra sẽ chi phối hành động giáo dục trong những gì làcụ thể nhất, là thường nhật nhất :
- Tình thương, hoặc pháp luật. Đó là một sự lựa chọn mà rất nhiều người thời nay muốn dồn chúng ta vào. Môt cách đầy tính thuyết phục, J.M. Petitclerc cho thấy rằng nếu tình thương là căn bản của mọi nền giáo dục xứng với tên gọi này, thì không có tình thương nào mà không có luật pháp, cấm kỵ, quy tắc. Yêu thương thanh thiếu niên không phải là mời gọi các em sống ngoài luật pháp. Trái lại, đó là giúp các em đứng vào chỗ của mình trong một môi trường xã hội được cấu trúc bởi những cấm kỵ căn bản, đồng thời làm cho các em khám phá ra rằng niềm kính trọng của ta đối với tha nhân bao giờ cũng đi xa hơn pháp luật. Thái độ giáo dục đích thực là thái độ đề cao tình thương trong pháp luật, và luật pháp trong tình thương.
- Tiếp cận thanh thiếu niên ở một phần thôi nhưng đạt hiệu qủa, hoặc tiếp cận cách toàn diện nhưng mù quáng. Ví dụ thứ hai của chúng ta dành cho chúng ta, mặc dầu xã hội đó không phát biểu điều đó cách tàn nhẫn như thế. Biết bao thanh thiếu niên tỏ ra chán không muốn sống, vì phải ‘qua tay’ quá nhiều nhà chuyên môn, gây nguy hại cho tính thống nhất nội tâm của các em! Trái lại quá nhiều nhà giáo dục, vì sợ các khoa học nhân bản một cách vô lý, đã ngăn cản không cho các em lợi dụng một sự can thiệp của những nhà chuyên môn ! J.M. Petitclerc đã tránh cả hai thứ cạm bẫy này. Theo gương Don Bosco mà ông là đệ tử, ông không muốn coi cậu bé ‘bị bạt tai’ là ‘một trường hợp’ dành cho nhà chuyên môn, nhưng coi cậu là một con người theo tất cả mọi chiều kích, kể cả chiều kích tôn giáo. Và cũng như Don Bosco, ông không than phiền về thời đại của mình, nhưng gắng tìm ra những cơ may về giáo dục mà thời đại này mang lại. Vậy mà, nhờ ánh sáng mà chúng mang tới, các khoa học nhân bản là thành phần của những cơ may này. Bởi vậy những trang sách này đón nhận một cách khá phê phán những tiếp cận của nhà chuyên môn cùng với sự sáng suốt khó tính và sự hữu hiệu của các sự can thiệp của họ. Nhưng những tiếp cận này phải được đúc kết lại trong một cuộc nghiên cứu mà cả ê-kíp luôn luôn chú tâm đến việc đón nhận em thiếu niên đó trong tính toàn bộ của em.
- Giáo dục, hoặc phúc âm hoá. Sự lựa chọn thứ ba mà một số kitô hữu của xã hội tục hoá của chúng ta đã phát biểu. Ở đây cũng vậy, tập tiểu luận này cho thấy một lựa chọn như thế rất đáng nghi ngờ cả về thần học lẫn về mục vụ. Giáo dục và thấm nhuần phúc âm là hai công việc phải hội nhập vào nhau mà vẫn giữ được tính khác biệt nhau. Giáo dục là mang tin mừng của một vị Thiên Chúa đã đến để ưu tiên lo cho ‘những kẻ bé mọn’và những người bị hất hủi. Loan báo phúc âm là kiêu mời người ta bước theo vị Thiên Chúa đã khởi xướng một cuộc xuất hành ‘ra khỏi xứ sở của cảnh nô lệ’, nói cách khác, đó là thực hiện ‘một sự dẫn ra khỏi.
- Tất cả, hoặc không gì hết. Đây là lựa chọn thứ bốn đang rình rập những nhà giáo dục chưa thoát khỏi những mơ tưởng của một nền giáo dục toàn năng. Và có thể phải nói thêm rằng nó đặc biệt rình rập nhà giáo dục kitô giáo. Ông ta chẳng đang đi tìm một tuyệt đối là gì ! Phải chăng ông ta bị cám dỗ nói rằng: “Bao lâu chưa cho tất cả, là chưa cho gì hết ?” Với óc hiện thực tác giả đã tố cáo những ước nguyện mơ hồ đang nấp dưới những thái độ hoặc những lời lẽ như thế. Theo ông, giáo dục là làm từng phần. Cũng như tìm kiếm Thiên Chúa không phải là tìm kiếm một tuyệt đối (nghĩa là một hữu thể không có bất cứ một liên hệ nào với bất cứ vật gì). Nhưng đó là khám phá ra bản chất của Thiên Chúa là tình thương, là liên kết, là trao đổi, là đàm đạo với, là say mê tha nhân.
Tóm lại, tôi nghĩ có thể nhận ra rằng cuốn tiểu luận giáo dục này đã rút được sức mạnh của nó từ niềm xác tín căn bản sau đây, rất phù hợp với cốt lõi của Kitô giáo : yêu mến Thiên Chúa, là yêu mến những giới hạn con người của tôi, bởi vì trong con người, Chúa Giêsu là tình thương vô biên, đã dám nhận và biến hoá các giới hạn đó .
Năm nay, 1988, đang kỷ niệm một trăm năm ngày qua đời của nhà giáo dục đại tài là thánh Gioan Bosco (1815 - 1888), tôi rât hân hạnh được giới thiệu những trang sách của một người anh em Salêdiêng. Ước mong những trang sách này có thể giúp quý vị độc giả nam nữ trở thành những người mang hy vọng đến cho các em thiếu niên, đặc biệt là những người nghèo khó hơn .
Paris, ngày lễ thánh GIOAN BOSCO
31 tháng 1 năm 1988
Giáo sư trường Đại học Công giáo Paris