Khánh thành triển lãm về Giáo hội Việt Nam

Quang X Nguyen


Khánh thành triển lãm về Giáo hội Việt Nam



Ngày thứ bảy 24 tháng 11, hội Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã khánh thành cuộc triển lãm về Giáo hội Việt Nam do nhà báo Fréderic Mounier và nhiếp ảnh gia Jean-Marie Dufour thực hiện.


Ủy viên cuộc triển lãm, chuyên gia trong lãnh vực thông tin tôn giáo, nhà báo Frédéric Mounier điều khiển chuyên mục tôn giáo của nhật báo “La Croix”, tùy viên thường trực của báo La Croix ở Rôma từ năm 2009 đến năm 2013.

Nhiếp ảnh gia Jean-Marie Dufour là cựu thiện nguyện viên hội Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, ông thường về Việt Nam trong các chương trình nhiếp ảnh.

Việt Nam: Người con đầu lòng của Giáo hội Á châu


Nhìn từ nước ngoài, Giáo hội Việt Nam luôn mang hình ảnh của những cộng đoàn bị bách hại, nhà thờ bị tiêu hủy, bị đóng cửa, ơn gọi bị cản trở. Một Giáo hội của hầm mộ, bị tác động của bao nhiêu thế hệ chiến tranh, của chế độ cộng sản.

Nhưng nhìn từ trong nước, sau khi đi từ Bắc vào Nam, gặp hàng chục nhân vật đáng kể thì người xem được tác động bởi một sức sống phi thường mà ngày nay các cộng đoàn này có thể là khuôn mặt của “người con cả của Giáo hội Á châu” trong Giáo hội hoàn vũ.

Giáo hội Việt Nam, một Giáo hội lúc nào cũng có rất đông tín hữu có mặt, tham dự, làm việc. Các linh mục thì rất nhiều, họ được huấn luyện giỏi và là các nhân vật được các cộng đoàn tôn trọng, bảo trợ cộng đoàn cũng như được cộng đoàn bảo trợ lại. Và cho đến bây giờ ơn gọi được ổn định về số lượng cũng như về chất lượng. Đó là không kể đến hàng ngàn nữ tu, hoạt động tích cực trong đời sống Giáo hội. Đây là đội ngủ của các tông đồ không mệt mỏi phục vụ tha nhân, phục vụ Chúa. Từ Nam ra Bắc, các nhà thờ được xây dựng, cộng đoàn tự tài trợ và công việc bác ái được trải rộng.

Nước Việt Nam bây giờ có hơn một nửa dân số sinh sau năm 1975, các người trẻ này không biết chiến tranh Pháp, không biết chiến tranh Mỹ, cũng không biết các đau khổ khi cộng sản thống nhất hai miền. Trong phần đất Á châu phát triển kinh tế phi mã này, Việt Nam xây dựng một “chế độ tư bản đỏ” mà tiêu chuẩn về mặt kinh tế cũng như tự do tôn giáo là thực tiễn.

Ngoài các cấm đoán vẫn còn nhiều, nhưng các lãnh vực được hoạt động cũng vẫn còn rất nhiều. Phải luôn thường xuyên thương thuyết với chính quyền dân sự, các giám mục, các giám đốc chủng viện, các cha xứ, các nữ tu phải khéo léo và có tinh thần làm chủ theo hình ảnh của một xã hội Việt Nam mới để làm cho Tin Mừng có tiếng vang.

Hiện diện tại Việt Nam từ bốn thế kỷ nay, hội Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris với không biết bao nhiêu là thế hệ thừa kế, cùng với máu của các thánh tử đạo, đã có một thời Tin Mừng nở rộ và bây giờ Tin Mừng cũng không ngừng có tiếng vang từ thành phố Sài Gòn ra đến thủ đô Hà Nội.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


Một số hình ảnh trong cuộc triển lãm ở hội Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris: