Nguyên tác: Lay Spirituality Today
Tác giả: Rev. Jess S. Brena, SJ, Taiwan
Nguồn: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/thanhoc/mucluc.htm
Xuất xứ của những bài viết này
Một ngày nọ có một giáo viên đến hỏi tôi: “Cha làm ơn chỉ cho con biết chỗ mua một bản sách nguyện tiếng Hoa vừa mới dịch? Con muốn cầu nguyện theo sách ấy". Tôi đáp lại: “Anh có nghĩ là sách nguyện ấy hợp với cuộc sống của anh không?” (Anh ta có ba con; mỗi sáng phải dậy sớm và đi mất một giờ rưỡi đồng hồ để học thần học. Sau đó và mãi tới chiều tối anh đứng lớp ở một trường trung học).
Thế nhưng sau đó, tôi lại nghĩ nếu không giao cho anh cuốn sách nguyện thì có thể đưa anh cuốn sách nào thích hợp với giáo dân? Số sách về linh đạo cho thành phần giáo dân chiếm 98% dân Chúa thật nghèo nàn đến lo sợ với vô vàn sách vở, khảo luận về linh đạo cho giáo sĩ và tu sĩ, chỉ chiếm 2% dân Chúa. Khi tính chuyện viết sách linh đạo giáo dân cho họ, tôi cũng suýt rơi vào sai lầm như nhiều giáo sĩ đã làm, đó là dạy linh đạo cho những giáo dân đã kết hôn và sống giữa đời. May mắn tôi đã gặp được Cha Tony de Mello, SJ. (thật là mất mát lớn khi Ngài vừa qua đời bất ngờ cách đây không lâu!); Ngài nói thẳng với tôi: “Nếu cha muốn giáo dân có một cuốn sách tốt về Linh đạo cho họ, cha nên chấm dứt ý nghĩ ấy đi, vì cha không phải là giáo dân. Hãy để họ viết lấy!” Câu nói ấy đánh thẳng vào mặt tôi (và vào tự ái tôi) như tiếng sét đánh. Thế là tôi quyết định bảo các giáo dân tự làm việc đó. Tôi sẽ đứng ra xuất bản cho họ. Hơn ba năm qua tôi trò chuyện và viết thư cho hàng trăm (có lẽ trên 1000) giáo dân, nam và nữ, xin họ viết lại kinh nghiệm sống của mình, cho biết họ cầu nguyện thế nào, cái gì đã nâng đỡ họ trong những lúc khó khăn, họ nuôi sống linh đạo của mình thế nào khi lao động, họ nghĩ gì về một nền linh đạo cho người giáo dân.
Thế nhưng sau đó, tôi lại nghĩ nếu không giao cho anh cuốn sách nguyện thì có thể đưa anh cuốn sách nào thích hợp với giáo dân? Số sách về linh đạo cho thành phần giáo dân chiếm 98% dân Chúa thật nghèo nàn đến lo sợ với vô vàn sách vở, khảo luận về linh đạo cho giáo sĩ và tu sĩ, chỉ chiếm 2% dân Chúa. Khi tính chuyện viết sách linh đạo giáo dân cho họ, tôi cũng suýt rơi vào sai lầm như nhiều giáo sĩ đã làm, đó là dạy linh đạo cho những giáo dân đã kết hôn và sống giữa đời. May mắn tôi đã gặp được Cha Tony de Mello, SJ. (thật là mất mát lớn khi Ngài vừa qua đời bất ngờ cách đây không lâu!); Ngài nói thẳng với tôi: “Nếu cha muốn giáo dân có một cuốn sách tốt về Linh đạo cho họ, cha nên chấm dứt ý nghĩ ấy đi, vì cha không phải là giáo dân. Hãy để họ viết lấy!” Câu nói ấy đánh thẳng vào mặt tôi (và vào tự ái tôi) như tiếng sét đánh. Thế là tôi quyết định bảo các giáo dân tự làm việc đó. Tôi sẽ đứng ra xuất bản cho họ. Hơn ba năm qua tôi trò chuyện và viết thư cho hàng trăm (có lẽ trên 1000) giáo dân, nam và nữ, xin họ viết lại kinh nghiệm sống của mình, cho biết họ cầu nguyện thế nào, cái gì đã nâng đỡ họ trong những lúc khó khăn, họ nuôi sống linh đạo của mình thế nào khi lao động, họ nghĩ gì về một nền linh đạo cho người giáo dân.
Những bài viết mà bạn đang đọc đây là kết quả của “bản giao hưởng còn dang dở” đó. Nhiều người không đáp ứng lời thỉnh cầu của tôi, họ rất thích ý kiến đó, nhưng họ cho rằng mình “chẳng là gì cả” nên không thể viết về những “chuyện quan trọng” đó, hoặc cảm thấy e thẹn không muốn chia sẻ cho người khác những kinh nghiệm sống đức tin đẹp đẽ và phong phú của mình. Nhưng có người đã ghi lại “để giúp người khác vì danh Chúa”. Tôi hy vọng đây chỉ là tập đầu tiên trong “các tập tiểu sử các thánh giáo dân hiện nay”. Ðộc giả đã gửi về cho tôi bản tự thuật về đời sống tâm linh của mình và do đó thúc bách tôi cho ra tập sách thứ hai nói về kho tàng phong phú đang bị chôn dấu trong Hội Thánh. Chất liệu cho kho tàng ấy thật dồi dào, thu lượm không phải từ sách vở nhưng từ cuộc đời thật.
Các bạn hẳn sẽ thích thú đọc lại một vài phản ứng đầu tiên khi nhận được yêu cầu của tôi.