- Tên thật: Phêrô Nguyễn Hoàng Diệp
- Sinh ngày 30-11-1924 tại làng Vinh Hoà, xã Vinh Hiền, Thừa Thiên.
- Từ năm 1949 đến năm 1955: học tại Học Viện DCCT Hà Nội và DCCT Đà Lạt. Cũng từ đây ngài bắt đầu sáng tác những bài thánh ca đầu tiên, như bài “Kìa Bà Nào” mà mọi người tín hữu ai cũng biết.
- Thụ phong linh mục ngày 19-09-1954.- Qua đời ngày 23 tháng 12 năm 2008, thọ 84 tuổi.
SỐNG HẠNH PHÚC
Suốt 59 năm sống trong DCCT, Cha luôn cố gắng sống đời tu sĩ theo chí hướng thánh Anphong, nỗ lực thi hành sứ vụ linh mục trong lòng yêu mến và phục vụ Hội Thánh. Cha đã có rất nhiều đóng góp vào trong công việc tông đồ của Tỉnh Dòng, đặc biệt bằng con đường sáng tác nghệ thuật phục vụ cho mọi lớp người mà DCCT đang và sẽ phục vụ. Cha đã chia sẻ những cảm nghĩ của mình như sau: “Đời tu sĩ của tôi không có gì đặc sắc, song tôi rất hạnh phúc trong Dòng: hạnh phúc nhất là được dâng cuộc đời để giảng rao và làm vinh danh Chúa Cứu Thế và Mẹ Lành, theo gương Thánh Anphong”. Cha đã sống những ngày hạnh phúc trong tình yêu của Chúa.TUYỂN THƠ
MẸ
TRÔNG CHỜ
Biết
bao giờ thuyền tôi cập bến!
Biết
bao giờ mới đến Thiên Cung!
Cùng
con luôn mãi ở cùng,
Cùng con Mẹ
hết nhớ nhung thế này.
Giêsu
hỡi! Có hay đường vắng?
Bởi
trông chờ mà nặng cánh bay.
Phần
Con muôn thuở một ngày,
Nhưng riêng
phần Mẹ, một ngày thiên thu.
Cõi
trần lụy sương mù còn đó,
Với
đoàn con dạy dỗ, ủi an.
Chu
toàn nhiệm vụ phú ban,
Mẹ chờ giây
phút hỷ hoan về Trời.
Các
thuyền đã ra khơi đánh cá,
Báo
tin về phép lạ nơi nơi.
Mẹ
trông phép lạ cuối đời:
Thình lình
được thấy cửa Trời mở toang.
Càng
cầu nguyện hồn càng nóng nảy,
Càng
rước Con càng thấy khát khao.
Càng
xem trời rộng núi cao,
Càng như lửa
cháy nôn nao bồi hồi.
Nhà
Thiên Quốc xa xôi vời vợi,
Con
không về Mẹ tới làm sao?
Nhớ
con, nhớ quá hồi nào,
Ba ngày tìm
kiếm như dao cắt lòng.
Con
sống lại lưỡi đòng tuy gãy,
Nhưng
tình yêu lại xóay tâm hồn.
Kho
tàng của Mẹ là con,
Nên xa mẹ quá
bồn chồn nhớ nhung.
Mong
giây phút hiệp cùng Con mãi.
Tiếng
Thiên đàng êm ái làm sao!
Chúa
ôi! Trời bể ngọt ngào,
Giêsu mau kéo
Mẹ vào với Con!
CHÚA HIỂN DUNG
(Trường
ca)
Từ
nơi thung lũng âm u,
Ba
người đi lên theo Chúa,
Bước
chân còn bỡ ngỡ
Trong đêm tối
mịt mù.
Càng
theo Chúa lên cao,
Tâm
lý nhẹ dường bao.
Trăng
vàng lên cung kính,
Hơi gió thổi
xôn xao.
Kìa
chóp núi cao, đoàn người đã tới.
Anh
trăng hiền hòa giọi đá nhấp nhô,
Từ
Thiên cung, ánh sáng mơ hồ,
Như cánh Thần
Linh bay phấp phới.
Chúa
Giêsu nhìn quanh thế giới,
Toàn
đêm đen bóng tối lạnh lùng.
Một
mình, một khối lửa nung,
Người
mong lửa ấy cháy cùng nơi nơi,
Dang
tay quỳ xuống dâng lời
Nguyện
cầu thắm thiết, nhìn trời cao xa.
Một
mình dâng hiến Chúa Cha,
Tình yêu cứu
thế chan hòa núi non.
Lòng
Cha hiểu thấu lòng Con,
Ôi
tình Con đó sắt son ngát ngào.
Ôi
kìa, từ cõi trăng sao,
Một luồng ánh
sáng chiếu vào Chúa tôi.
Tỏa
lan chiếm trọn núi đồi.
Môn
đồ tỉnh giấc, bồi hồi sửng ngây.
Làm
sao Chúa đẹp thế này?
Ao Người như
tuyết, mặt đầy Thần uy.
Môsê
cùng với Êli,
Hiện
ra bên Chúa tiên tri ngỏ lời.
Đẹp
thay là Con Chúa Trời,
Hào quang từ
nguồn Anh Sáng.
Nay
trên trần gian tỏ rạng,
Ô,
trong duyên Thánh tuyệt vời.
Kìa
xem, có sáng mây ngời,
Dần dần đến
phủ chóp đồi nguy nga,
Và
nghe có tiếng truyền ra:
“Đây
là chính thật con Ta yêu vì.
Miệng
Người có phán điều chi,
Phô người hãy
nhớ khắc ghi cõi lòng”.
Nghe
lời như sấm oai phong,
Môn
đồ rạp xuống, hãi hùng lặng thinh.
Hồi
lâu nghe tiếng thân tình,
Ba người ngồi
dậy, thấy mình Chúa thôi.
Và
khi im lặng xống đồi.
Ba
người diễm phúc, bồi hồi như mơ.
Mùa
xuân lạ chứa đầy thơ.
Ngập tràn
sông núi như chưa bao giờ…
TIẾN LÊN TRONG NƯỚC TRỜI
(Ba nét chính)
Chúa
đến trần gian tặng Nước Trời,
Trong
Ngài nước ấy thuộc về tôi.
Nhờ
bởi Tin yêu mà đón nhận,
Tình cha lớn
mãi giữa lòng người.
Nước
Trời dành cho những trẻ thơ,
Lòng
càng khiêm tốn, dạ đơn sơ
Càng
đáng Cha thương cùng mạc khải
Về Con yêu
dấu, đáng tôn thờ.
Người
ta hạnh phúc bởi tình yêu.
Mến
Chúa yêu nhau: hạnh phúc nhiều.
Càng
mến bao nhiêu càng nên thánh,
Bởi càng nên giống Chúa Tình Yêu.
Bởi càng nên giống Chúa Tình Yêu.
(Trích trong tuyển tập Có Một Vườn Thơ Đạo, lm Trăng Thập Tự chủ biên, tập II trang 156-160)