LỜI NGỎ CHO ĐÊM THƠ
• Tên thật: Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa,
• sinh ngày 23-4-1926, tại làng Phú Trung,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
• Rửa tội năm 1926 tại họ Hiệu Lân, xứ Xuân
Phong, giáo phận Vinh
• theo học Tiểu Chủng Viện Xã Đoài
(1938-1949), Đại Chủng Viện Xuân Bích, Hà Nội (1953) Sàigòn (1954), Đại Chủng
Viện Lê Bảo Tịnh (1955-1959).
• Thụ phong linh mục ngày 19-7-1959.
• Dạy Việt văn tại các Tiểu Chủng Viện Chân
Phước Tự (Thủ Đức) và Sao Biển (Nha Trang) từ 1959-1965.
• Chính xứ Vinh Hưng, Vinh Thuỷ, Phan Thiết
(1965).
• Quản Hạt
Bình Tuy (1972).
• Đại Diện Giám Mục (1975)
• Tổng Đại Diện Giáo Phận Phan Thiết 1987.
• Giám chức danh dự do Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II ban tặng ngày 25-01-1998.
• Được Chúa gọi về lúc 22g10, Thứ Tư ngày 19
tháng 7 năm 2017 tại nhà Hưu dưỡng Giáo phận Phan Thiết, hưởng thọ 92 tuổi, 58
năm linh mục.
Đã xuất bản: Thơ kinh, Hương kinh,
Trầm tư, Nỗi niềm, Bài ca thương khó, Dụ ngôn Phúc âm, Như trầm hương, Kinh trong
thời gian, Khúc hát ân tình, Một vùng châu lệ, Kinh sầu trên quê hương.
Năm 2008, sau hai năm phụ trách
trang Đồng Xanh Thơ trên Mạng Lưới Dũng Lạc, anh Cao Huy Hoàng đã thực hiện
cuộc họp mặt lịch sử của văn thơ Công giáo, tại Tòa Giám mục Phan Thiết, ngày 20-01-2008, với khoảng 60 tham dự viên, trong đó một nửa là các cộng
tác viên của Đồng Xanh Thơ. Một trong những lý do khiến cuộc họp mặt diễn ra
tại Tòa Giám mục Phan Thiết dịp ấy chính là vì nhà thơ lão thành Xuân Ly Băng
đang sống ở đó.
Dưới đây là bài chia sẻ “Cùng sống
cuộc sống đức tin văn hóa” của Đức ông Nhà thơ kết thúc ngày họp mặt và tiếp nối
là “lời ngỏ cho đêm thơ”, nhân đêm thơ Xuân Ly Băng tại Tòa Giám mục Phan
Thiết,22/3/2008. Chúng ta cùng đọc lại một vài bài thơ để tưởng nhớ Đức Ông
(Trăng
Thập Tự).
CÙNG SỐNG CUỘC SỐNG ĐỨC TIN VĂN HÓA
Ba thuyết trình viên đã khẳng định cho
thơ ca Công giáo Việt Nam những nền móng quan trọng: Lê Đình Bảng đặt một nền
móng lịch sử, Trăng Thập Tự nêu rõ nền móng tâm linh và Nguyễn Thiên Cung một
nền móng thần học.
Góp phần đúc kết và tiếp nối những điều
ấy, tôi xin chia sẻ thêm đôi điều về kinh nghiệm thơ.
Người ta thường bảo ngôn ngữ thơ ca là
ngôn ngữ thầm kín, ngôn ngữ của trực giác, không dễ gì lấy triết lý mà hiểu
được, vì ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ của trái tim. “Trái tim có những lý
lẽ mà lý trí không hiểu được” (Pascal). Chẳng hạn hình ảnh cô gái mù với ly cà
phê trắng Vũ Thuỷ. Ngay cả thi sĩ, làm thơ rồi, có khi chẳng hiểu hết thơ của
mình, đang lúc nhà phê bình có thể tìm hiểu và nhận ra được. Cho nên không thể
soi mói thơ bằng các hệ thống lý luận triết
học hay thần học.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà thơ là
cái gì dễ dãi. Người ta có nói, mỗi tài năng đều gồm 1% do bẩm sinh và 99% do
đào luyện. Một phần trăm của thiên tài không thể thiếu. Nếu thiếu, dù có làm cả
trăm bài văn vần cũng chẳng ra thơ. Thế nhưng chỉ một phần trăm ấy thôi chưa
đủ, cần phải dụng công, phải khổ luyện.
Nhà thơ Giả Đảo có ghi lại một kinh
nghiệm:
Nhị cú tam niên đắc
Ngâm thành song lệ lưu,
Được Trăng Thập Tự dịch là:
Ba năm tìm được hai câu,
Ngâm lên nhỏ lụy tuôn châu đôi dòng.
Người Pháp có nói: “Phải luyện tay nghề
hai mươi lần, tác phẩm của bạn mới ra hồn” (Vingt fois sur le métier, reprenez
votre ouvrage).
Làm thơ là sáng tạo. Khi Xuân Diệu
viết: “Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm”, Tản Đà đòi lôi ra chém vì Xuân Diệu
dám bảo mặt trời đi ngủ. Thế nhưng làm thơ là phải vậy, phải sáng tạo.
Cùng một mặt trăng nhưng với óc tưởng
tượng, mỗi tác giả nhìn một khác: Trăng cười, trăng khóc, trăng rỉ máu, trăng
có thể là người thiếu nữ nằm lả lơi cợt nhả mà trăng cũng có thể là Đức Mẹ.
Ngôn ngữ thơ phải sinh động, biết cười,
biết khóc, biết nhảy múa. Phải biết chọn từ, đảo ngữ. Phải có nhịp điệu và nhạc
điệu theo luật bằng trắc của âm thanh.
Bài thơ tả cục phân mà hay thì vẫn là
thơ; còn tả cô công chúa tuyệt trần mà không hay thì cũng chẳng phải là thơ.
Bài thơ ví được như một bầu trời. Bài thơ dở, đọc lên như bầu trời im lìm bất
động. Bài thơ hay thì nhiều câu, nhiều chữ rực lên như trăng sao chớp nháy. Bầu
trời thơ Nguyễn Du góc nào cũng chớp nháy, câu nào, chữ nào cũng hay.
Người làm thơ cần đọc thơ của nhiều tác
giả, đọc những tác phẩm giá trị, để thấy những nét tân kỳ và độc sáng trong
hình ảnh và ngôn ngữ.
Cần học thêm những phong cách mới của
thơ Pháp, thơ Anh, thơ chữ Hán, để làm giàu cho hồn thơ. Cần đọc những sách
chuyên môn về thơ để trau giồi kiến thức và kỹ năng thơ.
Cần giao lưu nhiều với các tác giả thơ,
nhạc, hoạ… để làm cho tâm hồn luôn tươi mới, tránh khỏi bị “cô lậu quả văn”,
nghĩa là “hẹp hòi, tầm thường, không đẹp”.
Nhất là phải đọc, nghiền ngẫm và thuộc
lòng Thánh Kinh, cách riêng là các Thánh vịnh, sách Diễm ca, Tin mừng Gioan.
Bước vào chức linh mục, thấy mình được
gọi rao giảng Tin Mừng bằng thơ ca, tôi đã chăm chú học làm nghệ thuật, nghiền
ngẫm quyển “Lý thuyết về văn chương và các nghệ thuật” bằng tiếng Pháp (không
còn nhớ tên sách và tên tác giả). Tôi đã đọc rất nhiều thơ, từ Kiều, Chinh Phụ,
Cung Oán, Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương cho đến Tản Đà rồi các nhà thơ mới. Có
những bài thơ tôi thuộc nằm lòng. Gặp sách chuyên môn về văn chương là tôi đọc.
Có những quyển tầm thường nhưng vẫn gặt hái được đôi điều, đôi dòng đáng nhớ.
Cũng phải học lại tiếng Việt. Tôi vẫn thường xuyên tra cứu Hán Việt Từ Điển của
Nguyễn Văn Khôn.
Người làm thơ phải đau khổ. Alfred de
Musset có nói: “Cứ đánh vào tim tôi, thiên tài sẽ trào vọt”. Hàn Mạc Tử: “Không
rên siết là thơ vô nghĩa lý!” Một tác giả khác: “Mà câu tuyệt vọng là câu tuyệt
vời”. Một tác giả thơ Đường: “Đản thị thi nhân đa bạc mệnh” (Thôi Hiệu hay Lý Bạch?)
Đừng tự ti mặc cảm. Cứ viết, cứ đăng
báo, cứ in, trong sự khôn ngoan dè dặt.
Cuối cùng, cần hai chữ thành thực và
khiêm nhường, đừng tự tôn vinh mình. Thời gian sẽ sàng lọc và đào thải những gì
không phải là thơ.
Chúc anh chị em về ăn tết vui.
LỜI NGỎ CHO ĐÊM THƠ
Không kể những bậc kỳ tài, người trọng tuổi
không nên nói nhiều và cũng không thể nói nhiều. Nhưng cũng không nên vì thế mà
không nói (cũng có nghĩa là không viết) Đức Khổng Tử có lời dạy: Khi còn sống
muốn nói gì với con cháu thì nói đi, kẻo chết rồi muốn nói cũng không nói được
nữa.
Tôi đã trên 80 tuổi, một đời làm Linh mục,
một đời làm thơ, biết nói gì - dù rất ngắn gọn - để lưu lại cho lớp hậu sinh
rất khả uý. Lớp người này rất đáng trân trọng vì đặc biệt họ yêu thơ, họ sáng
tác thơ. Hơn nữa, họ là những người làm “nghệ thuật” dưới bóng cây Thánh
giá và Ánh Sáng Phục Sinh của Đức Kitô.
Tôi nhớ hồi 1959, sau lãnh chức Linh mục,
về dạy học tại Chủng viện Chân Phước Tự, Thủ Đức, có mấy chủng sinh hỏi tôi
sáng tác thơ từ ngọn nguồn nào. Nhân đó, tôi viết một bài đăng trong nội san
Chủng viện, tôi chỉ nhớ mang máng là Nguồn thơ lấy từ Thánh Kinh và tứ
thơ lấy từ lời Cầu Nguyện. Lời ấy, cách đây nửa thế kỷ liệu còn thích
hợp nhắc lại ở đây để tặng lớp hậu sinh yêu thơ và sáng tác thơ nữa không?
Vườn thơ Thánh Kinh rộng mênh mông như trời
biển, kỳ diệu và phong phú vô cùng, chứa đựng toàn Chân Thiện Mỹ. “
Thủ nhi bất cấm, dụng nhi bất tận.”
Phan Thiết, ngày 22/3/2008
MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHÚA
H. Xin Cha cho biết tình yêu của Cha đối với Thiên Chúa đã
qua những bước phát triển nào? Có những thăng trầm nào? Đâu là điều xuyên suốt?
Đ. Điều này đơn giản thôi. Tình yêu của tôi đối với Thiên
Chúa tương đối bình lặng, không có vấn đề nào đáng kể. Có thể nói là liên tục.
Chỉ có một thời gian hơi sóng gió là các năm 1946-1949, chủng viện đóng cửa,
tôi phải sống ở ngoài. Tuy nhiên tôi vẫn hoạt động tông đồ, ham thể thao, thể dục,
lại thích đàn, sáo, đánh cờ, vv… Chính những sở thích ấy đã thu hút tôi, giữ
cho tình yêu tôi luôn được trung thành với Chúa, không bị cạnh tranh vì tình
yêu nhân thế. Cho nên, có thể nói, Chúa đã giữ cho tình yêu của tôi đối với
Ngài được êm đềm, không bị khủng hoảng.
H. Còn mối tương quan của Cha đối với Chúa thì đã phát triển
thế nào?
Đ. Khi tôi còn nhỏ, tình yêu đối với Chúa nặng phần tình cảm
bình thường, nhưng càng lớn lên, tình yêu càng đi vào chiều sâu. Càng về sau,
nhờ học hỏi, đọc sách, nhất là đọc và suy gẫm Kinh Thánh, đức tin và tình yêu
tôi ngày càng đổi mới và sâu đậm. Tôi đã không có cơ may trải qua những đêm tối
tâm hồn như Thánh Nữ Têrêxa Avila hoặc Thánh Gioan Thánh Giá. Nơi tôi, mọi sự
có vẻ diễn tiến cách tự nhiên, bình thường. Tôi chỉ gặp Chúa cách đơn giản
trong vạn vật, trong thiên nhiên, qua con người, cỏ cây, bông hoa, tiếng gió,
ánh mặt trời, vv… Vâng, đó là một ân huệ Thiên Chúa ban cho tôi mà tôi luôn
luôn cảm tạ.
H. Sau 29 năm đời linh mục, đoạn Tin Mừng nào ăn sâu vào lòng
Cha nhất?
Đ. Đánh động nhất là những câu Tin Mừng mà Chúa đòi mình phải
kết hợp sâu xa với Chúa: “Thầy là cây nho, các con là cành”, “Các con ở trong
Thầy và Thầy ở trong các con”, “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”, “Ai yêu mến
Thầy và giữ lời Thầy, Thầy sẽ tỏ mình cho người ấy”. Tôi đã thấy rõ Chúa đã tỏ
mình cho tôi qua các biến cố trong cuộc sống. Chúa luôn luôn yêu thương tôi và
hiện diện với tôi.
H. Điều gì nơi Chúa Giêsu thu hút Cha nhất?
Đ. Ở tuổi 62 của tôi hiện nay, Đức Giêsu không phải là huyền
thoại, không phải là một tình cảm bên ngoài. Đức Giêsu là một thực tại, vừa thần
linh vừa lịch sử, là sự sống của mỗi Kitô hữu, cho nên mọi sự nơi Chúa, từ con
mắt, trái tim, cuộc sống, lời nói và tóm lại là cả cuộc sống của Chúa đều thu
hút tôi. Có điều là làm sao để diễn tả tất cả những điều ấy thành thơ. Cách đây
mấy tuần, có người hỏi tôi: “Chưa thấy Cha khai thác đề tài bí tích Thánh Thể?”
Câu hỏi khiến tôi suy nghĩ nhiều. Quả thật, để làm thơ về bí tích Thánh Thể rất
khó. Cũng như, làm thơ về Hội Thánh không dễ chút nào. Vì làm sao để Hội Thánh
trở thành một hình ảnh gợi cảm? Cũng như làm sao để chút bánh chút rượu đã trở
nên Mình Máu Chúa có thể biến thành lời thơ? Quả là khó! Điều đó đòi sự sống
mình phải có cường độ thật cao, nghệ thuật thật lớn,… Tôi hy vọng những năm cuối
đời hiện nay sẽ thực hiện đôi phần.
H. “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn
cùng mây”. Xuân Diệu đã viết câu ấy theo suy nghĩ của ông, nhưng nếu đọc theo
ngôn ngữ Kinh Thánh, ta cũng có thể thấy ở đó tình cờ hội đủ các biểu tượng
Kitô giáo liên hệ đến hồn thơ Kitô hữu: Gió khiến liên tưởng đến Thánh Thần,
Trăng nhắc đến Đức Trinh Nữ, Mây nhắc đến sự hiện diện của Thiên Chúa, như mây
phủ trên khám Giao Ước. Xin Cha cho biết thêm kinh nghiệm bản thân trong việc
chiêm niệm qua thiên nhiên.
Đ. Trong câu hỏi đã hàm chứa câu trả lời, nhưng tôi muốn lưu
ý để khỏi dừng lại ở bề mặt. Ta thấy Thiên Chúa, nhưng thấy thế nào, có rõ nét
không? Thấy rồi có cảm mến, con tim có rung động không? Làm sao để đem Chúa từ
trong ánh trăng, từ gió vào trong khối óc, trái tim, rồi từ đó trào ra nơi ngọn
bút? Tôi còn nhớ một câu thơ Đức: “Gió đập vào cửa sổ và nói với tôi về Thiên
Chúa Tình Yêu”.
H. Cha làm nhiều thơ về Đức Mẹ. Xin cho biết tại sao? Điều gì
nơi Đức Mẹ gây cảm hứng nhiều nhất? Lòng yêu mến Đức Mẹ bắt nguồn từ đâu?
Đ. Nói về Mẹ Maria là nói đến cả một trời yêu, vì Maria có
nghĩa là biển, có nghĩa là cay đắng. Lòng yêu mến Đức Mẹ cũng do bẩm sinh, có
thể do đức tin của người mẹ và huyết thống của gia đình. Rất có thể từ khi còn
trong bụng mẹ, tôi đã cảm được lòng yêu mến Đức Mẹ. Trong bài Nhớ Xưa, tôi đã
nói đến điều đó. Còn hỏi điều gì nơi Đức Mẹ gây cảm hứng nhiều nhất, thì phải
nói rằng toàn thể Đức Mẹ đều gây cảm hứng dạt dào cho tôi, từ khuôn mặt, ánh mắt,
đến tấm lòng từ mẫu…
(Trích phỏng vấn của Trăng Thập Tự ngày
25-8-1988)
THƠ
XUÂN LY BĂNG
TRONG TIẾNG CHUÔNG
CHIỀU
“Car tu nous a fais pour Toi et notre
coeur est sans repos jusqu`à tant
qu`il repose en Toi”
(St.Augustin)
“Con người chưa được vô biên
Là còn thổn thức ưu phiền tháng năm”
(Xuân ly băng)
Chiều
lắng phủ không gian buồn ý chết,
Mây
thê lương chở lệ về phương mô?
Gió
lạnh lùng run rẩy lá cành khô
Chim
từng chiếc qua sương chiều lặng lẽ ...
Không
gian ơi! chiều nay tan thành lệ
Chảy
trong lòng người viễn khách cô đơn.
Nhớ
nhung chi khi trời xuống hoàng hôn
Để
buồn ngấm uất hồn, ai nức nở ...
Người
bâng khuâng khi trời chiều tắt thở,
Bỗng
chuông vàng trong xóm giáo ngân nga.
Tiếng
êm êm dìu dịu nhẹ lan ra
Qua
gió chiều lên hương buồn ly biệt
Tiếng
tôn giáo cùng người, ôi tha thiết!
Viễn
khách ơi!
Viễn
khách ơi!
Chiều
nay cảm thấy lạnh rồi phải không?
Ý
đời rét buốt mênh mông
Đường
đời cô quạnh trong không gian buồn!
Tình
đời đen bạc mười phương
Men
đời không dậy trong sương gió đời!
Viễn
khách ơi!
Viễn
khách ơi!
Giờ
đây cảm thấy lạnh rồi phải không?
Này
nghe tiếng nhạc chuông trong
Lời
AI VĨNH VIỄN nói cùng THỜI GIAN:
Tìm
chi hoa nội trăng ngàn
Tìm
chi hạnh phúc dương gian mà tìm?
Con
người chưa được VÔ BIÊN
Là
còn thổn thức ưu phiền tháng năm.
Này
người viễn khách bâng khuâng
Đường
lên ánh sáng đã gần không xa!
SUY NGHĨ CÚI ĐẦU
Trái
tim con nhỏ bé,
Tình
yêu Chúa bao la,
Lòng
Chúa như trời bể,
Đời
con giọt mưa sa ...
Chúa
là trời ánh sáng,
Con
ngọn đèn hắt hiu,
Chúa
quang minh vô hạn,
Con
một tia nắng chiều ...
Chúa
chính là hiện hữu,
Không
có thủy có chung,
Đời
con một chút xíu,
Như
giọt nước miệng thùng ...
Chúa
chính là tồn tại
Tuyệt
đối và vô biên
Kỳ
dư là tương đối
Chuyển
dịch và biến thiên
Đá
vàng, ai hỏi tuổi?
Núi
sông tự bao giờ?
Nhìn
sao mỗi đêm tối,
Thân
con thật bé thơ ...
Rồi
ra biến dịch hết:
Biển
cả thành nương dâu.
Sinh
ly và tử biệt
Con
suy nghĩ cúi đầu ...
Xin
nhận con, lạy Chúa,
Vào
thế giới Vĩnh Hằng
Thanh
bình trăm muôn thuở,
Là
Vương Quốc Thánh Tâm.
BÀI CA TÌNH ÁI
Trong
ánh dương vàng mỗi buổi mai,
Khi
đám sương lam phủ ngọn đồi,
Và
lúc trên cành chim đua hót,
Lòng
con mến Chúa lắm, Chúa ôi!
Dưới
ánh trăng vàng dệt nhớ thương,
Đất
trời say đắm mộng sầu vương,
Chúa
ơi, con mến trong đêm vắng
Tình
Chúa mênh mang suốt canh trường…
Vườn
nhà những độ hoa đâm bông,
Hương
ngát trời mai, sắc thắm hồng,
Trong
cánh bướm vàng bay nhỏ nhẻ,
Hương
tình mến Chúa thoảng trên không…
Những
buổi giao mùa, gió lê thê,
Thổi
sầu oán hận khắp sơn khê,
Lạy
Chúa con nghe trong tiếng gió
Lời
ca tình ái khóc tỉ tê…
Tháp
cũ chiều hôm nhả tiếng đồng,
Ngân
nga dìu dịu vút trên không.
Chuông
ơi, ta gửi lời yêu mến
Theo
gió bay về tận thiên cung…
Mỗi
lần con ngắm trời mây gió,
Lạy
Chúa, làm sao hồn đê mê!
Ôi
hình ảnh Chúa sao sáng tỏ
Trong
núi rừng và khắp cả sơn khê!
CHUÔNG CHIỀU
Chiều
tàn trên bến cô liêu
Đò
ngang thưa chuyến, quán chiều vắng tanh
Gió
đưa hiu hắt trên cành
Đồng
không sương bủa buồn tanh chim về
Hồn
chiều lên ý não nề
Buồn
ơi! xa vắng đê mê là buồn
Bỗng
nghe một tiếng chuông buông
Xa
xôi tự tháp thánh đường nào đây!
Vang
lên cao vút tầng mây
Rồi
ngân nhè nhẹ như ngây ngất lòng
Tiếng
êm nhạc gió rừng thông
Ru
như tiếng trúc dịu trong chiều vàng
Rồi
tan trong gió mênh mang
Những
âm thanh đã nhịp nhàng trong tôi
Bắc
cầu nối ý xa khơi
Hồn
tôi với lại nước trời xa xăm
CỦI MỤC
Khi
vớt lên một cành củi mục
Và
bắt về chiếc lá vàng trôi
Ta
sẽ nghe tiếng hồn ai thổn thức
Lệ
trào tuôn than khóc ngậm ngùi
Phải
chăng xưa một cành đào diễm lệ
Chỗ
vương môn mơn trớn vạn bàn tay
Phải
chăng xưa một bông hồng áo não
Che
mặt người hoa, đẹp chốn lầu Tây
Chiếc
lá trôi chẳng phải là ngọc diệp
Đã
từng nghe chuyện tài tử giai nhân
Đã
từng ghi những lời tình thống thiết
Chỗ
sang giàu của những Mạnh thường quân
Nhưng
than ôi gió thời gian quét sạch
Hồn
thảo thu man mác bóng tà dương
Khiến
bao nhiêu cành vàng cùng lá ngọc
Dạt
về đâu trên mặt đất vô thường
Hình
hài có biến, hồn không tan
Khắp
mặt đất này đi lang thang
Vương
vào cây cỏ vào sông nước
Khiến
tiếng chèo khuya nghe tiếng bẽ bàng
Và
người nghệ sĩ những chiều hôm
Ngắm
bóng non xa bỗng thấy buồn
Trời
không mưa gió không tiễn biệt
Mà
thấy trong lòng giọt lệ tuôn
Thôi
đừng khóc nữa lá cành ôi
Có
khóc đời cũng thế mà thôi
Vì
trong thời gian có vĩnh cửu
Trong
ly rượu nồng có mùi ngải cứu
Vị
đắng đót sẽ còn lại muôn năm
Là
lộc trời để nhắc nhở xa xăm.
LÂU
ĐÀI ĐÊM TỐI
Trước
ngưỡng cửa lâu đài đêm tối
Lá
hoa buồn khép vội bờ mi
Côn
trùng rỉ rả âm i
Trời
cao đã mọc một vì sao hôm
Gửi
vào Chúa tâm hồn tín thác
Đêm
linh hồn man mác tình yêu
Có
bình minh sáng thật nhiều
Có
hiu hiu gió mỗi chiều mơn man
Gửi
vào Chúa muôn vàn giọt lệ
Đêm
linh hồn xiết kể hân hoan
Du
dương tiếng sáo tiếng đàn
Giữa
cô liêu ấy chứa chan ân tình
Gửi
về Chúa hoa cành hương thảo
Đêm
linh hồn sáng đạo tình duyên
Có
rừng thánh, có suối tiên
Có
chiên con đứng dịu hiền trong mơ…
Đêm
thời gian không mờ đêm thánh
Đèn
Ba Ngôi chiếu sáng thần linh
Xuân
về trên dãy trường sinh
Muôn
vàn trinh nữ cầm cành huệ tươi.
VÀO
SA MẠC
Thời
gian vào sa mạc
Sỏi
đá hóa tâm tình
Hoa
cỏ mặc tâm linh
Mây
trời ca tình tự
Mưa
rơi toàn ân tứ
Gió
thổi rặt tình yêu
Từ
sáng tới ban chiều
Không
gian đầy thánh sủng
Ai
bước vào thung lũng
Ai
leo lên núi đồi
Đều
gặp thấy Ngôi Lời
Và
Chúa Cha hằng hữu
Với
tình yêu vĩnh cửu
Của
Ngôi Ba Thánh Thần
Cả
một trời thiên ân
Một
đại dương ánh sáng
Một
nguồn suối hy vọng
Một
biển sóng vĩnh hằng
Đang
vây phủ toàn thân
Của
người vào cô tịch
Miễn
là chịu tiêu diệt
Con
người cũ A-dam
Và
mặc lấy huy hoàng
Vinh
quang con người mới.
HÁI
HOA TÌNH YÊU
Đi
vào miền cô tịch
Hái
bông hoa tình yêu
Lượm
những viên ngọc bích
Có
khắc tên người yêu
Người
yêu trên mây trời
Dù
ta không thấy rõ
Người
yêu trong ngọn gió
Dù
chẳng động cành cây
Người
yêu trong tiếng chim
Dù
chim bay về núi
Em
chẳng phải đi tìm
Hơi
người còn nóng hổi
Người
yêu trong hoa rơi
Người
yêu trong lá đổ
Người
yêu dưới chân trời
Người
yêu trong cửa sổ
Hãy
vào miền cô tịch
Hái
bông hoa tình yêu
Mặc
tình em thỏa thích
Chỉ
có yêu và yêu.
ĐÀN
VỌNG CỐ HƯƠNG
Đàn
lòng kết bởi muôn dây
Nhưng
dây hạnh phúc còn gầy đàn ơi
Đêm
đêm hướng mắt lên trời
Ôm
đàn ta khóc mãi đời trích tiên
Đàn
ta sầu thảm ưu phiền
Nghẹn
ngào nức nở nhớ miền Trời xa
Trời
xa mới chính quê ta
Muôn
muôn hạnh phúc bao la phỉ nguyền
Suối
thơ rừng nhạc vô biên
Trăng
thanh bình tỏa sáng miền ái ân
Muôn
hoa cỏ lạ vô ngần
Sắc
hương ngào ngạt tuyệt trần thanh cao
Lưu
ly đàn khóc nghẹn ngào
Sầu
nơi dương thế ngày nào mới vơi
Kiếp
đày ải chốn xa vời
Chìm
trong bể khổ lệ đời mênh mang
Ai
xin tôi một cung đàn
Đàn
tôi viễn xứ muôn vàn chua cay
Vì
đàn kết bởi muôn dây
Nhưng
dây hạnh phúc còn gầy đàn ơi
Đêm
đêm khóc nước trên trời.
MỘT
MẢNG CHIỀU
Mẹ
cho con một mảng chiều
Có
mây giăng tím chở nhiều nhớ nhung
Có
đàn sáo lượn bên sông
Lưng
trâu có chú mục đồng thổi tiêu
Hoàng
hôn lá rụng thật nhiều
Khói
lam tỏa nhạt xóm nghèo bơ vơ
Mẹ
cho con một trời thơ
Trong
chuông nhật một nhà thờ xa xa.
VÀO
THU
Bông
dưng sầu ứ không gian
Thuyền
mây trôi xám gió vàng hắt hiu!
Đồng
quê đọng nước tiêu điều
Ba
con cò trắng tiếng kêu não nùng!
Hơi
buồn bao tỏa núi sông
Cỏ
cây mây nước mênh mông là buồn!
Ai
về khuất nẻo cô thôn
Suối
tre chảy lá chuông buồn ngân nga!
Trời,
mây, nước với mình ta
Nghe
chuông nhắc lễ Đức Bà sang thu!
SAY
NOEL
Đêm
nay Noel về
Hồn
hỡi lắng tai nghe
Đàn
muôn cung réo rắt
Dồn
dập khắp sơn khê
Đêm
nay Hài Đồng đến
Đem
hoan lạc trời cao
Đêm
nay thơ kính mến
Sẽ
say ngã lao đao
Ôi
Noel đêm trời nhiệm mầu
Rượu
nồng ta không nếm
Sao
lòng trí ngất ngư?
Ta
say muôn ánh nến
Ngời
rạng vạn hào quang
Ta
say tiếng chuông vàng
Trong
gió trời hổn hển
Từng
trận đổ vang vang…
Ta
say muôn lời kính
Thơm
như hoa thiên đình
Êm
như dòng suối nhạc
Đẹp
như lệ đồng trinh
Ôi
Noel! Đêm trời nhiệm mầu
Nhạc
an hòa, thơ kính mến
Hương
phượng thờ đang ngào ngạt dâng lên
Ban
cho lòng người đau khổ trần gian
Hiểu
ý nghĩa Noel miền cao cả.
TRÁI
THÁNH KINH
Buồn lòng không, hỡi người trinh nữ
Chờ đón tân lang trễ một giờ
(Mt 25, 1-3)
Ai
có đêm nay nghe tiếng khóc
Năm
người trinh nữ đứng bơ vơ
Sương
trời ướt cả mùi son phấn
Lỡ
chuyện trăm năm chậm một giờ
Ai
có đêm nay nghe tiếng khóc
Giá
buốt một trời gió mênh mông
Năm
người trinh nữ buồn run rẩy
Xiêm
áo không che nỗi lạnh lùng
Ai
có đêm nay nghe tiếng khóc
Sượng
sùng trinh nữ đứng cô đơn
Lá
rụng cành gầy cơn gió lốc
Tan
tành giấc mộng tối tân hôn
Ai
có đêm nay nghe tiếng khóc
Mịt
mù canh vắng dếgiun than
Năm
người trinh nữ buồn lai láng
Văng
vẳng từ xa có tiếng đàn
Văng
vẳng từ xa có tiếng đàn
Ôi
còn đâu nữa bóng tân lang
Năm
người trinh nữ sầu tuyệt vọng
Cửa
đóng then cài… bước lang thang
Cửa
đóng then cài… bước lang thang
Ôm
đèn không đỏ dạ mang mang
Đường
khuya trở gót lòng hiu quạnh
Dầu
mỡ than ôi, chuyện đá vàng
Dầu
mỡ than ôi, chuyện đá vàng
Biết
chăng chẳng biết chàng hỡi chàng
Ai
vào phòng tiệc xin nhắn gởi
Có
kẻ ngoài này đứng khóc than.
BAO
GIỜ CHO HẾT THU
Có
một mùa thu, thu rất thu
Mưa
gió….hanh hao đẫm sa mù
Mẹ
hỡi chính là mùa thu ấy
Khi
mẹ lìa đời, con khóc hu
Con
thấy cô đơn lạnh cuộc đời
Ra
vào vắng mẹ lệ ròng rơi
Mùa
thu từ đó ôi sầu thảm
Như
tiếng vạc kêu cuối chân trời
Rồi
cũng mùa thu con ly hương
Lá
vàng theo gió bay bốn phương
Mây
sầu giăng mắc lòng lãng tử
Chiếc
én chân trời phận thảm thương….
Mẹ
hỡi bao giờ cho hết thu?
Hết
gió, hết mưa, hết sa mù?
Để
dòng thơ con thôi sầu thảm
Con
tóc bạc rồi, mẹ ở mô?
Mẹ
trách con rằng: hỏi vẩn vơ
Mẹ
ở trên trời chứ ở mô
Con
ơi, hãy nhìn về phương ấy
Rồi
hãy cầu nguyện để làm thơ:
TRONG
TIẾNG CHUÔNG
Lặng
nghe chuông đổ mỗi chiều
Lá
vàng tuôn rụng hắt hiu vườn nhà
Tiếng
chuông trong gió ngân nga
Âm
thanh rút ngắn đời ta dần dần
Rồi
đây chuông vẫn còn ngân
Thân
em khuất dạng khỏi sân khấu đời
Tìm
về với Chúa em ơi!
Linh mục
Xuân Ly Băng