Linh mục Trần Cao
Tường sinh năm 1948 tại Chí Tĩnh, Ninh Bình. Năm 1959-1967: Tiểu chủng viện
thánh Phaolô Phú Nhuận, Sài Gòn. Tốt nghiệp Triết học và Thần học tại đại chủng
viện Urbano và Lateranense, Roma năm 1970 và 1973. Thụ phong linh mục ngày 6
tháng 4 năm 1975; nhập tổng giáo phận New Orleans, Louisiana. Phụ trách cộng
đồng Versailles, New Orleans East (1975-1991) và giáo xứ Assumption of Mary,
Louisiana (1991-2011); sáng lập Mạng Lưới Dũng Lạc (2005) chủ trương góp tài
liệu và gầy dựng Tủ Sách Dũng Lạc xây nhà văn hóa và văn học Công giáo. Qua
đời: vào lúc 11g56 sáng Chúa Nhật 21-11-2010.
Tác phẩm: Đi Tìm Nét
Văn Hóa Việt, Đạo Sống Dũng
Lạc, Vũ Khúc Thăng
Ca, Nhịp Múa Sông
Thanh, Khúc Sáo Ân
Tình, Về Nguồn Việt
Đạo, vv...
(Mời xem các bài
viết này tại: http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&id=61&page=1)
Khi còn học trung
học ở Tiểu chủng viện Phú Nhuận, Trần Cao Tường đã yêu thích văn chương và ước
mơ dùng văn chương để giới thiệu Tin mừng cho đồng bào và đồng loại. Trong
những năm học Đại chủng viện tại Rôma, ước mơ ấy được định hướng theo tinh thần
Công đồng Vaticanô II và được gợi hứng nhiều từ triết lý an vi của Kim Định,
rồi 30 năm sau khi làm linh mục, đã được thể hiện qua Mạng Lưới Dũng Lạc (www.dunglac.org). Tại mạng lưới này, ông
theo đuổi việc góp tư liệu xây nhà văn hóa và niềm tin.
Qua những bài viết
về Hàn Mạc Tử, ông lý giải sự đột biến tài năng Hàn Mạc Tử bằng hai sự kiện:
- Sự biến đổi khác
thường nơi những người “trở về từ cõi chết”, theo những quyển sách đúc kết từ
lời chứng của những người trong cuộc
- Sự kiện em bé 10
tuổi, lớn lên trong một môi trường xa lạ với Kitô giáo và chưa bao giờ học vẽ,
bỗng dưng được ơn soi sáng để vẽ nên những bức tranh thần kỳ. Hơn thế nữa, em
còn kể lại những ơn lạ đã nhận được, trong đó có ơn được trực tiếp gặp gỡ Thiên
Chúa và được đưa lên thiên đàng.
Thoạt nghe, ta dễ
xếp ngay cả hai sự kiện ấy vào những chuyện nhảm nhí. Thế nhưng cả những điều
xảy ra nơi một số lãnh vực khác dường như cho lại thấy cuộc sống nhân loại ngày
nay đang tiến tới những biên thùy giữa Vô Cùng và Hữu Hạn. Chẳng hạn, các
phương tiện truyền thông đang giúp thực hiện điều xưa kia chỉ là ước mơ: chuyện
vãn với người ở xa qua cả miệng nói, tai nghe và mắt thấy; việc phát huy nhân
điện để sống khỏe và chữa bệnh; những phụ nữ kiên trì mang thai nhiều năm đã
sinh những đứa con xinh đẹp và thông minh...
Đang khi Hữu Hạn
vươn tới Vô Cùng thì Vô Cùng cũng đang ngỏ lời với Hữu Hạn bằng những sự kiện
lạ thường.
Khi viết về “Hàn
Mạc Tử và Tôn Giáo” (PCĐ-1, 85-98), giáo sư Phan Cự Đệ đã đọc bài viết của Trần
Cao Tường về sự kiện thứ nhất và ghi nhận: “Bài viết của linh mục Dũng Lạc Cao
Tường đã mở ra một hướng tiếp cận mới đối với một số hiện tượng tâm linh. Nhưng
kết luận của chúng tôi lại khác với những kết luận của vị linh mục Thiên Chúa
giáo” (Sđd, tr. 92). Nếu đã đọc cả những bài viết về em bé Akiane, có lẽ vị
giáo sư cũng có thêm những ghi nhận khác chăng?
Lm TRĂNG THẬP TỰ
- NHỮNG HUYỀN BÍ BÊN KIA CÕI CHẾT QUA HIỆN TƯỢNG HÀN MẠC TỬ - Lm DŨNGLẠC TRẦN CAO TƯỜNG
- HIỆN TƯỢNG BÉ AKIANE VÀ HÀN MẠC TỬ ỌC RA THƠ - Lm DŨNG LẠC TRẦN CAOTƯỜNG
- DẤU CHỈ VĂN HÓA THỜI ĐẠI: CÔ BÉ AKIANE VẼ ĐƯỢC NHỮNG BỨC TRANH KỲ LẠDO ÁNH SÁNG TỪ TRỜI - Lm DŨNG LẠC TRẦN CAO TƯỜNG
- PHƯỢNG TRÌ TRONG TRƯỜNG CA HÀN MẠC TỬ - Lm DŨNG LẠC TRẦN CAO TƯỜNG
Bài viết này được trích từ bộ sưu tập Có Một Vườn Thơ Đạo, linh mục Trăng Thập Tự chủ biên, tập I, trang 363-366.