Hàn Mạc Tử chỉ lạ hóa ngay cái thiên nhiên sát kề bên mình |
Qua Lửa thiêng và qua các tập thơ in sau năm 1945, Huy Cận thường được coi là người có hồn thơ mở ra đến vũ trụ.
Giới thiệu thơ ra nước ngoài, Chế Lan Viên bảo Huy Cận vốn “thích các thế kỷ, thích các vòm trời”, còn Xuân Diệu từ 1940 đã cho là ở người bạn mình có cái “nghiêng tai kỳ diệu”.
Giới thiệu thơ ra nước ngoài, Chế Lan Viên bảo Huy Cận vốn “thích các thế kỷ, thích các vòm trời”, còn Xuân Diệu từ 1940 đã cho là ở người bạn mình có cái “nghiêng tai kỳ diệu”.
Nhưng xem ra, thơ Huy Cận vẫn quá lành, con người trong thơ Huy Cận ở ngoài mà chưa đạt tới sự hòa nhập với vũ trụ, chưa bao giờ cả gan lang thang đi tìm bí mật của cái vũ trụ hoang đường như trong thơ Hàn Mạc Tử.
Huy Cận dễ dàng bắt gặp ở thiên nhiên một sự thông cảm. Vũ trụ trong thơ Huy Cận khô ráo, trong sáng, thanh sạch, và thật dễ dàng chấp nhận con người. Đây là một bài thơ tiêu biểu:
Trời xanh ran lá biếc
Biển chóa ngợp buồm vàng
Gió thổi miền bất diệt
Mây tạnh đất hồng hoang.
Thỉnh thoảng, có nói đến Thượng Đế thì Huy Cận đã biết ngay rằng Thượng Đế sẽ an ủi, vỗ về tâm hồn mình.
Hàn Mạc Tử không tính chuyện kéo Thượng Đế về với cuộc sống phàm trần mà chơi vơi đuổi theo Thượng Đế và trong cuộc truy đuổi đó, sẵn sàng thánh hóa.
(Trích từ bài Hồn Thơ Siêu Thoát, trong PCĐ-2, trang 485-493)
Bài viết này được trích từ bộ sưu tập Có Một Vườn Thơ Đạo, linh mục Trăng Thập Tự chủ biên, tập I, trang 216-217.