Giới thiệu các mẫu Logo VTCG

Unknown

Kính thưa quý tác giả và bạn đọc VTCG,
Sau khi gia hạn thiết kế Logo VTCG, chúng tôi đã nhận thêm được 5 mẫu Logo gửi về. Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý tác giả và bạn đọc. Một lần nữa, vì lòng yêu mến Văn Thơ Công Giáo, kính mời quý tác giả và bạn đọc dành chút thời gian xem và bình chọn một Logo như ý để BTC tham khảo ý kiến. Nếu được, xin cho những lời nhận xét, đánh giá.
Riêng các hình nền (cover) minh họa, chúng tôi giới thiệu riêng ngay sau phần giới thiệu Logo. Chúng tôi cho rằng Logo như gương mặt, chỉ chọn một, còn các hình nền giống như những tấm áo, có thể chọn nhiều để thay đổi theo mùa Phụng Vụ.
Xin chân thành cám ơn quý tác giả tha gia thiết kế và bạn đọc!
BTC
1. Mẫu Logo 01

Tượng thánh giá trung tâm tượng trưng cho cây bút, chất liệu cho cây bút là máu, máu cứu chuộc
Hình chim bồ câu cũng là hình ảnh cách điệu của hình ảnh đất nước Việt Nam, hình ảnh chim bồ câu cũng là Chúa Thánh Thần cuốn quanh cây bút để linh hướng cho cây bút của con người viết ra những lời văn câu thơ để chúc tụng Thiên Chúa.
Hình ảnh ở dưới chân thập giá chính là đồi  Golgotha cũng là hình ảnh cuốn sách, cuốn sách có 3 tông màu từ đậm biên độ nhỏ đến tông màu sáng và biên độ lớn hơn, để nói đến văn thơ thì phải không ngừng phát triển hoàn thiện hơn nữa  kết hợp lại "logo vừa mang tính công giáo là hình ảnh Chúa cứu chuộc vừa mang tính văn học có bút sách được Thánh Thần linh hướng".



2. Mẫu Logo 02


Logo cách điệu chữ văn thơ thành VT gắn liền với nhau e để cho nó có màu trắng vì màu trắng thể hiện sự tinh khôi trong trẻo và văn thơ cũng vậy 
Tính Công Giáo thì để chữ Công Giáo với tông màu xanh. Màu xanh của biển của trời của sự hòa bình. Màu gơi lên sự tin tưởng. màu xanh cũng là màu được nhiều người yêu thích nhất. Em muốn rằng khi ai nhìn vào 2 chữ công giáo thì đều bị thu hút về cõi sâu xa hơn trong đức tin sự tin tưởng về một Đấng (người việt nam quen gọi à ông Trời) tạo dựng nên con người.
Bên cạch dòng chữ có tệp sách với màu trắng tính văn thơ kết hợp màu xanh tính Công Giáo hòa vào nhau tạo nên một. 
 
 
 
3. Mẫu Logo 03
Với cây thánh Giá màu vàng và quyển sách
Cây thánh giá cũng có thể hiểu là cây bút.
Để nói về sách vở mà ca tụng về Thiên Chúa thì phải nói đến Thánh Vịnh và cây Thánh Giá và quyển sách cũng có thể hiểu là hãy như Thánh Vịnh viết nên những lời văn mà ca tụng Thiên Chúa.
Con đường dưới chân Thánh giá và cuốn sách là con đường gian khổ của đức tin và cũng là con đường cong keo của văn thơ phải đi..
 
 



4. Mẫu Logo 04
Hình ảnh chính của Logo là một cuộn giấy đang trải dài dưới một ngòi bút Thánh giá. Logo sử dụng 3 gam màu chính của đồ hoạ vi tính RGB (Red–Green-Blue) thêm một chấm phá màu vàng (ý nghĩa của sự chấm phá này sẽ được trình bày bên dưới).
Ý nghĩa:
- Phần cuộn (tay trái) của trang giấy được cách điệu thành hình trái tim tạo cảm giác cả trang giấy phía tay phải được trải ra từ một nguồn là trái tim. Điều nay hàm ý rằng những tác phẩm được viết ra phải là những điều chân thật xuất phát từ tâm văn - thi sĩ.
- Cuối trang giấy có cách điệu hình chữ S là biểu tượng của đất nước Việt Nam, với hai cụm mực bên cạnh là biểu tượng của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Phần này được tô màu đỏ để nhắc nhở rằng mình là người Việt Nam, khi mà nhân quyền (nhất là quyền tự do tôn giáo) của dân tộc chưa được công nhận cách đúng mức thì những người cầm bút cũng lấy tình yêu và sự thật để viết về sự thật. Hai quần đảo nhắc nhở chúng ta cũng phải nhớ đến vận mệnh chung của đất nước trước những mối nguy nội – ngoại.
-  Bên dưới trang giấy là những trang được tô màu xanh lá, ngụ ý nói đến tính kế thừa và phát huy của nhiều thế hệ văn – thi sĩ Công Giáo. (Màu xanh tượng trưng cho những chồi non, thế hệ mới).
-  Thánh Giá ở đây được cách điệu phần gốc tựa như ngòi bút và một nét kéo dài. Điều này hàm ý rằng ngòi bút của văn – thi sĩ Công Giáo phải là ngòi bút của Thánh Giá (như Hàn Mạc Tử đã viết: “đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá” ), phải là ngòi bút của Sự Thật và được dẫn dắt bởi Ánh Sáng của Đức Ki-tô (phần chấm phá màu vàng – ngụ ý là Mặt Nhật nơi Chính Chúa Giê-su ngự).



5. Mẫu Logo 05

Giải thích ý nghĩa Logo:
Các hình ảnh tượng trưng:
- Chim bồ câu: tượng trưng cho sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
- Cây bút viết lông gà và hộp mực: tượng trưng cho giới văn chương, nghệ thuật viết lách.
- Quyển sách và thánh giá: tượng trưng cho Sách Thánh và Đức tin của người Ki-tô hữu.
- Cây cổ thụ: Tượng trưng cho lịch sử, cho ơn cứu độ. Có thể được hiểu như cây đa cổ thụ, nét văn hóa gần gũi của dân gian Việt Nam.
Biểu tượng chung:
- Logo có hình dạng một chiếc khiên thời trung cổ. Theo ý tác giả, thơ văn chính là chiếc khiên, là một trong những lá chắn hữu hiệu để bảo vệ người Công giáo khỏi những gian nan, cám dỗ của ma quỷ và cuộc sống hưởng thụ.
- Cái khiên cũng nói lên sự trung thành, sự phấn đấu, hy sinh của các tác giả văn chương công giáo để luôn gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn chương công giáo hài hòa và hội nhập với văn hóa dân tộc.
- Hai chữ Đức Tin và Văn hóa như được quyện làm một trong dây ruy băng liên kết ở giữa có ghi “Văn thơ Công giáo”.
Màu sắc chủ đạo:
- Màu đỏ đô + vàng

GIỚI THIỆU CÁC HÌNH COVER
Hình cover 1
 

Hình cover 2


Hình cover 3


Hình cover 4

 
Hình nền cảnh non sông Việt Nam với đầm sen và thánh giá diễn tả cuộc gặp gỡ giữa Đức Tin Công Giáo và văn hóa Việt Nam cũng như tâm linh Phật giáo.
Trước tiên, hình ảnh Chúa chịu nạn ôm lấy thánh Phanxicô Assisi được đặt trên đầm sen. Bảy bông sen hai bên tề tựu vươn lên thánh giá diễn tả hành trình tìm kiếm chân lý của con người cách chung, cũng như của Phật giáo nói riêng. Tiến trình này khá giống với mô hình núi Thanh Luyện, đặt giữa đầm sen, được nói đến trong Thần Khúc của thi hào Đante Alghieri (1265-1321).
Ngược lại, Đạo Công giáo, giới thiệu Đức Giêsu Kitô là “Đường, là sự thật và là sự sống” từ Trời xuống, trao ban cho con người chiếc thang cứu độ. Như vậy, hành trình thanh luyện từ dưới lên và hành trình ân sủng từ trên xuống gặp nhau ở Thánh Giá Chúa.
Bên góc phải màn hình, có hình ảnh bản đồ Việt Nam và sáu gương mặt có liên hệ đặc biệt tới Việt Nam: cha Đắc Lộ, ông tổ chữ Quốc Ngữ; thánh Anrê Dũng Lạc, tử đạo; Đức Mẹ La Vang; thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu; thi sĩ Hàn Mạc Tử; tôi tớ Chúa, và vị tôi tớ Chúa, Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận.
Bên góc trái, năm vị thánh bảo trợ: 1) Hình màu trắng, thánh vương Đa vít, tác giả 150 Thánh Vịnh; 2) thánh Gioan tông đồ, tác giả Tin Mừng thứ tư; 3) thánh Efrem thành Siro, Đàn Hạc Cầm của Chúa Thánh Thần; 4) thánh Lucia, trinh nữ tử đạo; 5) thánh nữ Cecilia, trinh nữ tử đạo.
Như vậy, ngoài gương mặt Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thiên thần, thì 12 gương mặt còn lại, có thể nói là 12 vị tông đồ Văn Thơ Công Giáo. Đó là các thánh bổn mạng và các thi hào, thi sĩ, nhà văn đáng cho các bạn trẻ Công giáo Việt Nam noi theo.
Cuối cùng là bốn câu thơ của Hàn Mạc Tử, trong bài Đà Lạt Trăng Mờ:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem Trời giải nghĩa yêu